Trái phiếu doanh nghiệp được nắm giữ phần đa số bởi ngân hàng Việt Nam

Trái phiếu doanh nghiệp là một trong những thành phần quan trọng và chiếm tỷ lệ nhất định trong thị trường trái phiếu Việt Nam. Bên cạnh các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào thị trường này thì các ngân hàng cũng tiến hành thu mua trái phiếu từ các doanh nghiệp. Và lượng trái phiếu được nắm giữ bởi ngân hàng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng trái phiếu mà công ty chào bán trên thị trường theo như các chuyên gia phân tích. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin trái phiếu doanh nghiệp được nắm giữ bởi ngân hàng ngay trong bài viết nhé!

Hơn 70% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là do các ngân hàng nắm giữ

Theo dữ liệu từ FinnGroup, hơn 70% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là do các ngân hàng nắm giữ. Do đó, ngân hàng vẫn đóng vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán ACBS. Mặc dù quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua. Nhưng vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai. Đến cuối năm 2020, dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 10,3% tổng dư nợ tín dụng. Và bằng 15,1% GDP.

Hơn 70% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là do các ngân hàng nắm giữ
Ngân hàng nắm giữ số lượng lớn trái phiếu DN hiện nay

Các doanh nghiệp phát hành chưa được xếp hạng tín nhiệm. Và phần lớn các đợt phát hành là phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tổ chức. Mà các nhà đầu tư này chủ yếu là ngân hàng. Theo dữ liệu từ FinnGroup, hơn 70% dư nợ trái phiếu DN là do các ngân hàng nắm giữ. Do đó, ngân hàng vẫn đóng vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.

Khi so sánh với các nước trong khu vực. Số dư trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cũng nằm ở mức thấp hơn nhiều so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tỷ lệ % trên GDP của thị trường này tại Malaysia đạt 54,3%. Trong khi ở Singapore là 36,5% và Thái Lan là 22,7%.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển nhưng không cạnh tranh trực tiếp với kênh truyền thống

Các chuyên gia phân tích của ACBS cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Nhưng không cạnh tranh trực tiếp với kênh tín dụng truyền thống. Mà sẽ phát triển đồng thời do đối tượng khách hàng là khác nhau.

Trong khi kênh tín dụng phục vụ phân khúc cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thì công ty lớn lại huy động thông qua phát hành trái phiếu công ty. Ngoài ra, một kênh cũng sẽ cạnh tranh với nguồn dẫn vốn từ ngân hàng là các công ty cho vay ngang hàng. Tuy nhiên, đối tượng này chưa có hành lang pháp lý rõ ràng từ Chính phủ. Và niềm tin vào công ty này còn rất thấp.

Có nên đầu tư vào thị trường trái phiếu hiện nay không?

Nếu là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, việc đánh giá chất lượng trái phiếu sẽ gặp nhiều khó khăn
Nhà đầu tư không chuyên nên cẩn trọng trước khi tham gia vào thị trường trái phiếu

Hiện nay, các trái phiếu doanh nghiệp được chào bán trên thị trường. Có mức lãi suất rất chênh lệch, từ trên dưới 8% tới trên dưới 10%. Phụ thuộc vào chất lượng của trái phiếu.

Nếu là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, việc đánh giá chất lượng trái phiếu sẽ gặp nhiều khó khăn. Đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp có tình hình tài chính không lành mạnh. Sẽ khiến bạn gặp rủi ro. Có thể dẫn đến mất toàn bộ phần vốn đầu tư khi doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Từ trước tới nay, chưa phát sinh trường hợp tổ chức phát hành các trái phiếu được phân phối cho nhà đầu tư cá nhân mất khả năng thanh toán. Nhưng điều đó không có nghĩa là rủi ro này sẽ không xảy ra trong tương lai.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường cổ phiếu, không phải là sân chơi của các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Việc tiếp cận được đầy đủ thông tin cũng như việc có đủ hiểu biết để đánh giá về khả năng tài chính của tổ chức phát hành là hết sức quan trọng. Trong việc hạn chế rủi ro mất vốn. Việc tổ chức phát hành cam kết thanh toán trái tức. Và vốn gốc không đồng nghĩa với việc họ sẽ thực hiện các nghĩa vụ này trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *