Trong suốt những tháng vừa qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác đã khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Số ca nhiễm tăng, nguồn nhân lực thiếu thốn cùng với các lệnh giãn cách liên tục đã khiến cho hoạt động kinh tế bị trì trệ. Điều này khiến cho mức tăng trưởng kinh tế bị giảm sút và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Dù vậy. Fitch- một trong những tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất Thế giới vẫn tin rằng mức giảm của kinh tế Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn hạn và sẽ đạt con số kỷ lục vào những quý sau.
Mục lục
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao đáng kể trong nửa đầu năm
Dù dự báo kém khả quan trong ngắn hạn nhưng Fitch tin rằng sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể được bù đắp trong những quý tới.
Số lượng ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng cao trong tháng 7 và 8. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam. Có thể tạm thời gây tổn hại đến động lực xếp hạng. Đây là khẳng định của tổ chức xếp hạng Fitch Ratings mới đây.
Trong tháng 4, Fitch từng xác nhận xếp hạng tín nhiệm ‘BB’ và điều chỉnh triển vọng tín nhiệm lên “tích cực” từ “ổn định”. Bởi xét đến việc kinh tế và tài chính công của Việt Nam thời điểm đó đang vững vàng trước cú sốc đại dịch.
Theo Fitch, tính đến trước đợt bùng dịch gần nhất, chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc giữ được số lượng ca nhiễm Covid-19 thấp. Nửa đầu năm nay, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,6%. Cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng 2,2% của nửa đầu năm 2020.
Dịch bệnh gây ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, với diễn biến mới của đại dịch, các biện pháp hạn chế đi lại nhằm kiềm chế sự lây lan của Covid-19 sẽ gây sức ép lên hoạt động kinh tế quý III. Tình trạng này có thể kéo dài nếu đợt bùng dịch không được kiểm soát tốt.
Các yếu tố trên không khỏi tiềm ẩn rủi ro với dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng trung bình 6%. Fitch từng đưa ra. Tuy nhiên, Fitch tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 sẽ vẫn cao nhất trong nhóm các nước được cơ quan này xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á.
Mức tăng trưởng suy giảm có thể được bù đắp lại trong những quý tới. Khi mà sản lượng kinh tế và xã hội bình ổn. Dù rằng rủi ro có thêm các đợt bùng dịch mới vẫn tồn tại. Bởi tỷ lệ viêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam vẫn ở mức thấp.
Tình hình tài chính công cũng sẽ chịu tác động. Việt Nam đã nói đến gói hỗ trợ có quy mô khoảng 5 tỷ USD tương đương khoảng 1,4% GDP. Nhằm tập trung vào giảm thuế và phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam sẽ vẫn duy trì dưới mức xếp hạng tín nhiệm ‘BB” cho giai đoạn năm 2021 và 2022.
Dự báo ảnh hưởng kinh tế sẽ chỉ là ngắn hạn
Trong khủng hoảng, xuất khẩu đã mang đến yếu tố hỗ trợ quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm nay tăng 26,2% so với cùng kỳ. Cho đến nay, có bằng chứng cho thấy hoạt động của một số nhà máy chuyên phục vụ xuất khẩu. Họ đã chịu gián đoạn bởi đợt bùng dịch mới. Nhưng Fitch dự báo ảnh hưởng của sự gián đoạn đó lên sản lượng kinh tế sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Một rủi ro với xuất khẩu của Việt Nam đã được giải quyết trong tháng 7. Khi phía Mỹ thông báo đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam về chính sách tỷ giá. Fitch cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không quá quan tâm đến căng thẳng tiền tệ. Nhất là với các nước đối tác thương mại ở châu Á.
Việc nới lỏng chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong đợt bùng dịch. Đây có thể là một trong những yếu tố quan trọng cho mức tăng trưởng kinh tế. Tín dụng trong hệ thống tài chính tăng 15,2% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ. Con số này cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa là 6,7%. Fitch dự báo xu thế này sẽ duy trì trong nửa cuối năm. Bởi chính phủ đang có chủ trương hướng các ngân hàng đến việc hạ lãi suất cho vay. Cũng như chấp nhận tín dụng tăng trưởng cao hơn.
Dịch bùng nổ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế
Theo Fitch nhận định, đợt bùng dịch mới đây tại Việt Nam đang gây tổn hại đến mức tăng trưởng kinh tế. Nó còn làm tăng rủi ro chất lượng tài sản các ngân hàng. Fitch cho rằng xếp hạng tín nhiệm của các nhà băng sẽ vẫn vững vàng theo tính toán hiện tại. Nhưng rủi ro sẽ tăng lên. Trừ khi Covid-19 được kiềm chế cũng như các biện pháp hạn chế đi lại được gỡ bỏ trong quý III/2021.
Khoảng 95% các ca nhiễm mới Covid-19 của Việt Nam là sau ngày 30/6/2021. Có rất nhiều khu vực bị buộc phong tỏa. Các số liệu thống kê ban đầu đang cho thấy dấu hiệu hoạt động kinh tế và thị trường lao động bắt đầu suy yếu. Fitch cho rằng khả năng trả nợ của bên vay tiền ngân hàng đang chịu nhiều áp lực. Đặc biệt với nhóm người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ trong ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Chẳng hạn như bán buôn, bán lẻ hàng hóa, du lịch dịch vụ.
Nửa đầu năm đến trước đợt bùng dịch mới nhất, các ngân hàng đã hưởng lợi từ động lực tăng trưởng tích cực. Vì vậy, các nhà băng có điều kiện hơn. Từ đó để đương đầu với tình trạng khó khăn của quý III/2021. Fitch tin cơ quan quản lý sẽ nới lỏng điều kiện trả nợ. Đối với những người đi vay tiền trong bối cảnh đại dịch căng thẳng hơn. Như vậy sẽ giảm bớt nợ quá hạn và giảm dự phòng rủi ro tín dụng. Bảo vệ cho lợi nhuận và vốn hóa các ngân hàng.
Fitch Ratings- tổ chức xếp hạng quốc tế
Fitch Ratings là một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế có địa chỉ ở New York và London. Fitch xếp hạng dựa trên các yếu tố như loại nợ mà công ty nắm giữ và mức độ nhạy cảm của nó đối với những thay đổi mang tính hệ thống như lãi suất. Các nhà đầu tư sử dụng xếp hạng của Fitch như một hướng dẫn. Để các khoản đầu tư sẽ không bị vỡ nợ và sau đó mang lại lợi nhuận bền vững. Cùng với Moody’s và Standard & Poor’s (S&P’s), Fitch là một trong ba tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu trên thế giới. Hệ thống xếp hạng của Fitch Ratings rất giống với S&P ở chỗ cả hai đều sử dụng hệ thống chữ cái.