Sân bay Côn Đảo hiện nay chỉ được khai thác bằng loại tàu bay ATR 72 do Công ty Bay dịch vụ hàng không VASCO – thành viên của Vietnam Airlines khai thác. Thời gian qua, các hãng Vietjet và Bamboo Airways cũng đã bày tỏ ý định khai thác đường bay đi – đến Côn Đảo. Sân bay Côn Đảo là cảng hàng không nội địa, được dùng chung cho cả dân dụng và quân sự. Vì vậy mà rất cần nâng cấp. Chính vì thế mà Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã đưa ra phương án quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo để bảo đảm khai thác được tàu bay A321. Theo dự kiến, tổng kinh phí lên tới hơn 11.700 tỷ đồng cho phương án nâng cấp này.
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo
Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến 2030. Đến năm 2030, công suất sân bay Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ được nâng lên 2 triệu hành khách. Và 4.400 tấn hàng hóa mỗi năm.
Theo quy hoạch, sân bay Côn Đảo là cảng hàng không nội địa. Sân bay này được dùng chung cho cả dân dụng và quân sự. Loại máy bay khai thác là máy bay code C (Airbus A 320, A321) hoặc tương đương. Công suất đạt 2 triệu khách và 4.400 tấn hàng hóa mỗi năm.
Để đáp ứng mục tiêu trên, đường cất hạ cánh sẽ được mở rộng và nâng cấp đạt kích thước dài 1.830m, rộng 45m, lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m.
Hệ thống đường lăn quy hoạch xây dựng song song cách tim đường cất hạ cánh khoảng 172,5m; xây dựng 3 đường lăn nối từ đường cất, hạ cánh vào đường lăn song song và sân đỗ máy bay; đường lăn có chiều rộng 15m, lề vật liệu mỗi bên rộng 5m.
Sân đỗ cũng được mở rộng để đảm bảo khai thác 8 vị trí đỗ cho tàu bay code C và tương đương.
Nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo
Đài kiểm soát không lưu được xây dựng mới và nghiên cứu lắp đặt hệ thống tự động cảnh báo xâm nhập đường cất hạ cánh (ARIWS), hệ thống giám sát đa điểm (MLAT), hệ thống rada thời tiết, hệ thống giám sát bề mặt đường cất hạ cánh, hệ thống thiết bị phát hiện và xua đuổi chim khi có nhu cầu.
Nhà ga khách 2 cao trình, đáp ứng công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm. Trong khi nhà ga hàng hoá quy hoạch trên khu đất có diện tích khoảng 4.315m2. Và được xây dựng khi có nhu cầu. Nghiên cứu bố trí điểm xử lý hàng hóa đảm bảo khai thác 4.400 tấn hàng hóa/năm.
Đường trục vào sân bay Côn Đảo sẽ xây dựng đồng bộ với nhà ga hành khách. Bao gồm 1 đường trục chính 4 làn xe chạy kết nối từ tuyến đường trục khu đô thị Cỏ Ống vào khu vực sân bay. Quy hoạch xây dựng cầu cạn dẫn từ hệ thống đường giao thông lên tầng 2 nhà ga hành khách. Xây dựng mới sân đỗ ô tô trước nhà ga hành khách đồng bộ. Đảm bảo khai thác 2 triệu hành khách/năm.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của sân bay Côn Đảo khoảng 181,745 ha. Bao gồm 104,604 ha diện tích đất sân bay hiện hữu và diện tích đất bổ sung khoảng 76,908 ha. Trong đó dành 32,266 ha dự trữ kéo dài đường băng khi có nhu cầu.
Dự kiến kinh phí lên đến 11.700 tỷ đồng
Tư vấn ADCC đã nghiên cứu và đề xuất kéo dài đường cất hạ – cánh từ 1.830 m. Hiện nay lên 2.400 m, chiều rộng đường băng 45 m. Đồng thời, ADCC đề xuất xây dựng sân đỗ tàu bay đáp ứng tối thiểu tám vị trí đỗ trong thời điểm xây dựng nhà ga hành khách mới. Bảo đảm công suất hai triệu khách/năm. Đồng thời có dự trữ đất để mở rộng khi có nhu cầu. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư, nâng cấp sân bay Côn Đảo cần tới hơn 11.700 tỷ đồng.
Trong tổng kinh phí trên, sẽ dành hơn 5.300 tỷ đồng để nâng cấp, kéo dài đường băng. Bao gồm cả chi phí vận chuyển đất, đá từ đất liền ra để đắp lấn biển. Trong điều kiện không thể khai thác mỏ đất tại Côn Đảo. Trong trường hợp có thể khai thác đất lấp biển tại chỗ, con số này sẽ giảm đi gần 2.000 tỷ đồng.
Đề cập phương án lấp biển để kéo dài đường băng Côn Đảo, Giám đốc ADCC Nguyễn Bách Tùng cho biết, bỏ qua vấn đề kinh tế tài chính, về mặt kỹ thuật, các đơn vị trong nước hoàn toàn có thể đảm đương được. Bởi trước đó, chúng ta đã xây dựng đường băng ở Trường Sa bằng phương án này.