Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào nền y tế của các quốc gia trên Thế giới. Không những vậy, nó còn gây ra các tổn thất kinh tế chưa từng có. Ngay cả các quốc gia có kinh tế phát triển bậc nhất cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy mà lãnh đạo các nước EU đã nhất trí về quỹ cứu trợ 750 tỷ euro. Quỹ này ra đời với mục đích chống lại những hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế nội khối. EC sẽ đại diện cho các nước thành viên thu nhận các khoản nợ chung để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên. Một trong những quốc gia đã sớm hoàn thành giải trình và được nhận khoản hỗ trợ đầu tiên có thể nói đến chính là Đức.
Đức nhận khoản hỗ trợ đầu tiên trị giá 2,25 tỷ euro
Đức đã nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên trong tổng số trên 25 tỷ euro từ Quỹ tái thiết châu Âu. Nhằm hỗ trợ các nước thành viên EU sớm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Ngày 26/8, Đức đã nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên trong tổng số trên 25 tỷ euro (29,4 tỷ USD). Khoản hỗ trợ từ Quỹ tái thiết châu Âu nhằm hỗ trợ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sớm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với Quỹ tái thiết trị giá khoảng 750 tỷ euro. Uỷ ban châu Âu (EC) muốn hỗ trợ các nước thành viên sớm phục hồi nền kinh tế. Họ phải tự đi trên đôi chân của chính mình sau đại dịch.
Khoản hỗ trợ đầu tiên trị giá 2,25 tỷ euro. Tương đương 9% trong tổng số 25,6 tỷ euro mà Đức sẽ nhận được. Khoản tiền đã được chuyển cho nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Theo kế hoạch, Đức sẽ sử dụng phần lớn số tiền nhận được từ Quỹ tái thiết để phát triển công nghệ hydro thân thiện với môi trường. Các dịch vụ công kỹ thuật số cũng như hiện đại hoá và số hoá các bệnh viện.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng, cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy nhiều vấn đề. Về y tế, môi trường và kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Do vậy, Quỹ tái thiết sẽ hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
EC “bật đèn xanh” cho kế hoạch tái thiết lập của Đức
Hồi cuối tháng Sáu vừa qua, EC đã “bật đèn xanh” cho kế hoạch tái thiết của Đức. Thông qua gói cứu trợ chung. Đức có thể sử dụng số tiền này để chi cho các kế hoạch đã định. Trong đó phần lớn được dành cho các dự án bảo vệ khí hậu và chuyển đổi số. EC cho rằng kế hoạch chi tiêu của Đức là phù hợp. Trong đó Berlin đã đặt cam kết vượt mục tiêu chi 37% cho chống biển đổi khí hậu.
Con số thực chi của Đức cho các dự án chống biến đổi khí hậu lên tới ít nhất 42%. Trong đó 2,5 tỷ euro sẽ được dành cho thúc đẩy cải tạo nhà ở. 2,5 tỷ euro để khuyến khích mua ô tô điện. Hỗ trợ người dân mua trên 800.000 xe ô tô thân thiện với môi trường.
Đối với kế hoạch chuyển đổi số, Đức không chỉ chi 20% số tiền theo yêu cầu của EC. Họ nâng lên mức 52% cho lĩnh vực này. Chủ yếu để thúc đẩy số hoá trong lĩnh vực hành chính, y tế và giáo dục.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết kế hoạch chi tiêu của Đức bao hàm các yếu tố cần thiết. Điều này giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19. Tăng cường khả năng chống chịu trong tương lai thông qua số hóa và bảo vệ khí hậu. Kế hoạch của Đức được cho sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng đáng kể ở nước này trong những năm tới.
Quỹ cứu trợ 750 tỷ euro của EU
Tháng 7/2020, lãnh đạo các nước EU đã nhất trí về quỹ cứu trợ 750 tỷ euro. Nhằm chống lại những hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế nội khối. EC đại diện cho các nước thành viên nhận các khoản nợ chung chưa từng có để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên.
Theo thông tin trên trang chính thức của EC, gói hỗ trợ 750 tỉ euro sẽ giúp các nước EU khôi phục kinh tế. Giải quyết các tác động xã hội từ đại dịch COVID-19. Trong đó, EU sẽ chi 312,5 tỉ euro tiền hỗ trợ. Thêm các khoản vay với tổng trị giá là 360 tỉ euro cho đầu tư công. Cũng như các cải cách cần thiết theo kế hoạch của từng quốc gia.
Gói cứu trợ, sẽ giúp nền kinh tế châu Âu phục hồi sau đại dịch cũng như hiện đại hoá nền kinh tế. Nó được huy động trên thị trường vốn. Được các quốc gia EU hoàn trả cho tới năm 2058.
Tuy nhiên, để nhận được tiền cứu trợ, các nước EU phải trình kế hoạch chi tiêu quốc gia đáp ứng các tiêu chí nhất định, chẳng hạn phải chi ít nhất 37% cho bảo vệ khí hậu và 20% cho số hóa.
Trong đợt giải ngân đầu tiên, Đức có thể nhận được 13% tổng số tiền mà nước này được phân bổ. Tuy nhiên, nền kinh tế hàng đầu châu Âu đề nghị chỉ nhận trước gần 9% như trên.