Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê đang ngày càng phát triển mạnh. Cho dù nhu cầu cà phê trên thế giới đã được dự báo tăng cao từ giờ đến cuối năm. Tuy nhiên về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng giảm mạnh. Điều này nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về giá thành trên thị trường cà phê hiện nay. Theo nhận định của bộ nông nghiệp chính vì sự mất cân bằng này nó sẽ tác động khiến cho việc xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra chi tiết về tình hình giá cà phê hiện nay nhé.
Thị trường cà phê trên thế giới
Xuất khẩu cà phê Arabica giảm nhiều từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của Covid-19. Nhưng giá xuất khẩu lại tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, lượng cà phê Arabica xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 37,24 nghìn tấn, trị giá 101,86 triệu USD, giảm 61,7% về lượng và giảm 54,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, giá cà phê Arabica xuất khẩu lại tăng khá nhiều so với cùng kỳ. Tháng 6/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê Arabica đạt 2.873 USD/tấn. Là mức cao nhất trong vài năm trở lại đây, tăng 33% so với tháng 6/2020. Tính bình quân trong 6 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cà phê Arabica đạt 2.735 USD/tấn; tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Arabica sang một số thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao như: Đức, Bỉ, Pháp, Nga.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân đến từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cà phê Việt Nam còn gặp khó. Vì lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
Số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chấp nhận chuyển sang giao CIF
Trị giá xuất khẩu cà phê sang hầu hết các châu lục giảm so với quý I/2021. Trong đó, tốc độ giảm xuất khẩu sang châu Đại Dương cao nhất 18,1%. Mức giảm thấp nhất là sang châu Phi giảm 0,5%. So với quý II/2020, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các châu lục giảm, ngoại trừ châu Á tăng 30,9%. Theo tính toán của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Với các doanh nghiệp không chịu thay đổi phương thức giao hàng. Thì cà phê rubusta giá FOB giao tại cảng TP.HCM bình quân trong tháng 7/2021 vẫn chỉ ở mức 1.648 USD/tấn. Tức là chỉ tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước, và thấp hơn 250 USD/tấn so với giá CIF.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Cho biết mặc dù giá cà phê thế giới tăng rất cao. Nhưng cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta không rõ ràng. Khi rất nhiều nhà nhập khẩu và các công ty kinh doanh cà phê rang, xay đã có kinh nghiệm đẩy rủi ro về phía bên bán. “Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không được hưởng lợi khi giá tăng. Đó là lý do họ giảm thu mua và giảm khối lượng xuất khẩu; dẫn đến nông dân Tây Nguyên không thể bán được cà phê nhân xô với mức tăng tương ứng với thế giới”, ông Toản nói.
Mọi thông tin chi tiết về nhận định thị trường, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây nhé.