Bà Nguyễn Thị Phương Thảo phát biểu trong buổi họp: “HDBank là ngân hàng hiếm hoi trong hệ thống ngân hàng còn chưa ký kết hợp tác bảo hiểm độc quyền”. Đồng thời sẽ xem xét trong thời gian tới đây và hứa hẹn một giá trị giao dịch rất cao. Bảo hiểm độc quyền sẽ mang lại nhiều hơn lợi ích hơn cho cổ đông và ngân hàng. Tại phần thảo luận của cổ đông trong đại hội cổ đông thường niên của HDBank vào sáng 23/4. Từ các cổ đông ngân hàng quan tâm nhiều đến việc chi trả cổ tức. Cũng như là vấn đề hợp tác bảo hiểm cũng như đối tác nước ngoài.
HDBank thảo luận kế hoạch tăng vốn và chia cổ tức
Mở đầu phần thảo luận, đại diện cổ đông Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM đề nghị: với nguồn lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận các năm trước chưa phân phối dùng để chia nốt cho cổ đông bằng tiền mặt?
Trả lời vấn đề này, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT cho biết HĐQT xin tiếp nhận ý kiến. Tuy nhiên nếu các cổ đông có kiến nghị thì lần sau đề nghị đưa sớm để biểu quyết tại đại hội. Hiện đại hội đang trình chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Quan điểm của HĐQT là giai đoạn này cần tập trung nguồn lực để bổ sung vốn chủ sở hữu được mạnh nhất, đồng thời cũng đúng với chủ trương hiện tại của NHNN là chia cổ tức hạn chế bằng tiền mặt.
Hai cổ đông khác, trong đó có đại diện cổ đông PYN của Phần Lan quan tâm đến hoạt động Banca tại HDBank. Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng là ông Nguyễn Hữu Đặng cho biết mảng dịch vụ của HDBank năm qua tăng trưởng gấp rưỡi, quý đầu năm nay tăng gấp đôi so với cùng kỳ, trong đó có đóng góp quan trọng của mảng bảo hiểm.
Dai-ichi Life là đối tác bảo hiểm hợp tác cùng HDBank
Hiện tại HDBank có đối tác Dai-ichi Life – đã hợp tác từ lâu. Nhưng ngân hàng mới khởi động lại chương trình được 2 quý và đã có kết quả lạc quan. Hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu phí dịch vụ tích cực trong thời gian tới. Ban điều hành mạnh dạn đặt mục tiêu thu phí từ Banca năm nay là 1.000 tỷ. Đó là 1 trong những trụ cột bổ trợ cho kế hoạch lợi nhuận.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bổ sung thêm. HDBank là ngân hàng hiếm hoi trong hệ thống còn chưa ký kết hợp tác bảo hiểm độc quyền, nên cơ hội, dư địa còn lớn để lựa chọn đối tác ký kết hợp tác Banca và nâng cao mảng thu từ dịch vụ.
“Nếu như cách đây 3-5 năm các hợp tác bảo hiểm chỉ được trên dưới 100 triệu USD thì đến thương vụ của Vietcombank với FWD có giá trị hợp tác 400 triệu USD, ACB gần đây là 370 triệu USD dù quy mô nhỏ hơn nhiều Vietcombank. HDBank là 1 trong nhóm có hoạt động banca tốt, không vội vàng ký hợp tác sớm, năm nay mới xem xét chọn lựa đối tác, sẽ hứa hẹn một giá trị giao dịch rất cao, mang lại nhiều hơn giá trị cho cổ đông và ngân hàng”, bà nói thêm.
Kế hoạch kinh doanh đạt mức tăng trưởng lãi trước thuế 25%
Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết 2021 là năm chuyển giao, kết thúc chiến lược 2017-2021. Hoạch định tầm nhìn cho 10 năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, HDBank đề ra kế hoạch tăng trưởng từ 25-26% cho các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh năm 2021.
Dự kiến đến cuối năm 2021, tổng tài sản tăng 25%, lên mức 399,320 tỷ đồng. Tổng huy động vốn (bao gồm tiền gửi khách hàng; phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ ủy thác đầu tư; tiền gửi và vay TCTD) và dư nợ tín dụng tăng trưởng 25% và 26%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay kiểm soát dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 được HDBank đề ra đạt 7,281 tỷ đồng. Tương đương tăng trưởng 25% so với kết quả năm 2020.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2020. Cổ đông HDB đã thông qua chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu. Với tỷ lệ 25% trên nguồn lợi nhuận chưa phân phối năm 2020. Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế và trích lập các quỹ để tăng vốn điều lệ năm 2021. Như vậy vốn điều lệ của HDBank được dự kiến tăng từ mức 16,088 tỷ đồng (31/12/2020) lên mức gần 20,111 tỷ đồng.
Với số vốn điều lệ tăng thêm, HDBank sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn (2,000 tỷ đồng). Phần còn lại bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động của Ngân hàng.
Hãy đón xem những thông tin tài chính bảo hiểm mới nhất tại detalab.com