Thanh khoản thị trường chứng khoán bất ngờ đạt kỷ lục với thanh khoản cao hơn nhiều so với các kỷ lục gần đây. Tuy nhiên, thống kê 2 phiên kỷ lục gần nhất cho thấy bắt đáy lúc này chưa chắc đã an toàn!
Trong ngày vốn hóa thị trường mất hàng chục nghìn tỷ đồng, thanh khoản của sàn HoSE đã lập kỷ lục mới với 38,35 nghìn tỷ đồng được chuyển nhượng và 1,2 tỷ cổ phiếu được trao tay. Đây là mức kỷ lục vượt xa 2 phiên gần nhất được xác lập vào ngày 4/6/2021 với hơn 30,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó hơn 29 nghìn tỷ khớp lệnh, 1,7 nghìn tỷ thỏa thuận và phiên 12/12. Tháng 7/2021 với 28,8 nghìn tỷ khớp lệnh và 2,2 nghìn tỷ giao dịch.
Mục lục
Thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng vọt
Kết thúc phiên giao dịch buồn cho những người nắm giữ cổ phiếu. VnIndex mất 45 điểm tương ứng 3,3% về 1.329 điểm. Từ đầu năm 2020 đến nay, làn sóng nhà đầu tư mới ồ ạt đổ vào thị trường. Năm 2020, thanh khoản bình quân mỗi phiên giao dịch HoSE đạt 6.190 tỷ đồng. Tăng 58% so với năm trước.
Sang năm 2021, dù tình trạng tắc nghẽn kéo dài nhưng dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường. Việc này khiến thanh khoản thường trên ngưỡng 15.000 tỷ đồng mỗi phiên. Thậm chí trong tháng 6 thanh khoản HoSE liên tục duy trì mốc tỷ đô (trên 23.000 tỷ đồng).
Mức thanh khoản cao duy trì khá lâu trên thị trường chứng khoán cho đến phiên 12/7/2021. Trong phiên này, VnIndex giảm sâu hơn 50 điểm kéo theo dòng tiền giao dịch mạnh mẽ. Sàn HoSE lúc đó đạt hơn 31 nghìn tỷ đồng giao dịch trong đó 28,8 nghìn tỷ đồng giao dịch khớp lệnh. Tức chỉ thua phiên kỷ lục khớp lệnh 4/6 một chút.
Tuy nhiên, sau phiên kỷ lục 12/7, thanh khoản HoSE rơi vào trạng thái “mất hút”. Ngay sau phiên kỷ lục, giá trị khớp lệnh sàn HoSE chỉ còn 1 nửa. Tương ứng hơn 14,1 nghìn tỷ đồng và mức thanh khoản thấp kéo dài gần 1 tháng trời. Trong nửa cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8, thị trường chứng khoán vắng bóng những phiên giao dịch tỷ đô. Kỷ lục giao dịch được xác lập hôm nay khi sàn HoSE đạt giá trị giao dịch hơn 38,35 nghìn tỷ và hơn 1,2 tỷ cổ phiếu được chuyển giao!
Muốn bắt đáy, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng
Nhìn lại 2 phiên thanh khoản thuộc kỷ lục là ngày 4/6 và 12/7 cho thấy, thanh khoản kỷ lục không đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể kỳ vọng về dòng tiền đang bắt đáy cổ phiếu và thị trường sẽ bứt phá sau đó. Thông thường, yếu tố thanh khoản có thể dẫn đến kỳ vọng này. Nhưng bắt đáy trong một phiên giảm điểm kinh hoàng chưa chắc đã là lựa chọn phù hợp.
Nhìn lại thị trường chứng khoán ngày 4/6/2021
VN-Index ngày 3/6, diễn biến tăng điểm ngay từ đầu phiên. Mặc dù lỗi và nghẽn giao dịch nhưng thanh khoản cao đột biến. Và là phiên giao dịch với số lượng cao nhất từ trước tới nay của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về cuối phiên lực tăng chậm lại chút ít nhưng vẫn là phiên giao dịch bùng nổ của toàn thị trường. VN-Index đóng cửa tại 1.364,28 điểm, tăng 23,5 điểm (+1,75%) với thanh khoản 27.740 tỷ đồng.
Diễn biến phiên cuối tuần, xu hướng tăng chậm lại. Đầu phiên tăng điểm nhưng trong phiên xuất hiện lực bán phân hóa làm giảm đà tăng. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất cao. Ngày 4/6/2021, phiên giao dịch này VnIndex tăng gần 10 điểm. Kết thúc chuỗi ngày tăng 6 phiên liên tiếp với mức tăng 54 điểm. Nếu tính cả chuỗi ngày tăng nóng trước đó thì có thể nhận thấy, phiên 4/6/2021 là phiên chốt lãi khá “đậm” của những người nắm giữ cổ phiếu. Sau phiên chốt lãi với giá trị giao dịch lớn kể trên, VnIndex đã điều chỉnh giảm sâu 2 phiên liên tiếp!
Nhìn lại thị trường chứng khoán ngày 12/7/2021
12/7/2021, trong phiên VnIndex giảm khủng khiếp hơn 50 điểm tương ứng 3,77%. Thì thanh khoản HoSE lên đến 31 nghìn tỷ. Tuy nhiên, những nhà đầu tư bắt đáy phiên này cũng không thể gọi là thành công. Khi mà thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Có thể nói “ác mộng” đối với nhà đầu tư đã xảy ra trong phiên giao dịch kế tiếp. Khi chỉ số VN-Index “bốc hơi” 56 điểm trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch. Sau đó khiến chỉ vài ngày sau phiên thanh khoản lập kỷ lục thì thị trường chứng khoán mới kiến tạo xong vùng đáy mới 1.243 điểm vào 19/7!
Để trợ lực cho thị trường, dòng tiền cũng lựa chọn thời điểm cuối của phiên sau đó (thứ Tư) và kéo VN-Index hồi phục được 33 điểm. Tuy nhiên, những thành quả này đã mất trắng trong hai phiên giao dịch cuối tuần. VN-Index ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu tháng Hai đến nay. Trên thị trường, gần như toàn bộ các ngành đều giảm giá và chỉ có ngành dịch vụ tiêu dùng là tăng (+2,6%). Trên các đại diện, như DGW (+9,9%), FRT (+5,8%), MWG (+12,6%).