Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam được biết nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, đều phục vụ cho mục đích hướng tới mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không lành mạnh. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại cuộc gặp trực tuyến song phương giữa Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen, đã được chia sẻ và nhất trí với thỏa thuận này vào ngày 19/7/2021. Để biết được chi tiết nội dung về chính sách này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi.
Chính sách tỷ giá của Việt Nam
Tại Báo cáo về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các nước đối tác thương mại lớn của Mỹ kỳ tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã đánh giá không có đủ bằng chứng để xác định Việt Nam thao túng tiền tệ. Tiếp đó, Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước, trên tinh thần thiện chí, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, vẫn tiếp tục trao đổi, làm việc ở cả cấp cao và cấp kỹ thuật, về chính sách tiền tệ, tỷ giá và tình hình thị trường ngoại tệ của Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, Ngân hàng Nhà nước khẳng định chính sách tỷ giá của Việt Nam, trong khung khổ chính sách tiền tệ chung, hướng tới mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng trong thương mại quốc tế.
Mục tiêu được đề ra
Thời gian tới, cùng với tiến trình hiện đại hoá khung khổ chính sách tiền tệ; Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường ngoại tệ và các yếu tố kinh tế. Đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó giải toả các quan ngại của Bộ Tài chính Mỹ.
Các quan điểm trên của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ và đồng thuận. Tại cuộc gặp trực tuyến song phương ngày 19/7/2021, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đánh giá cao sự phối hợp làm việc mang tính xây dựng của hai bên, cùng cam kết sẽ duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ, thiện chí. Nhằm tìm ra giải pháp cho những thách thức chung như hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ và toàn diện sau đại dịch COVID-19.
Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, ổn định vĩ mô
Việt Nam là một nền kinh tế mở, với tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP hơn 200%; vay nợ nước ngoài khá lớn và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lựa chọn phương án điều hành tỷ giá; theo hướng có điều tiết, tỷ giá trung tâm linh hoạt từ năm 2000.
Tỷ giá trung tâm linh hoạt là cơ chế xác định tỷ giá phần nào khách quan; trên cơ sở cung cầu của thị trường, theo cơ chế thả nổi có quản lý. Để điều chỉnh tỷ giá, NHNN điều chỉnh cung cầu bằng cách mua vào hoặc bán ra ngoại tệ; trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cho đến thời điểm hiện tại, biên độ tỷ giá được điều chỉnh lên +-3%. Cơ chế quản lý này được cho là mềm dẻo hơn, linh hoạt và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm 2020, dù trải qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19; nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt 543,9 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 19,1 tỷ USD; mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp từ năm 2016. Nhờ đó, con số dự trữ ngoại hối cũng đạt mức kỷ lục. Cập nhất đến tháng 9/2020 dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 92 tỷ USD. Tương đương hơn 4 tháng kim ngạch nhập khẩu.