Giá lúa vụ hè thu tại các tỉnh phía Nam đang giảm nhưng thương lái và công ty thu mua rất ít. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ xây dựng kế hoạch thu mua gạo dự trữ quốc gia để ổn định thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề xuất, kiến nghị sau khi triển khai cuộc họp trực tuyến tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa phía Nam nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản và cung ứng thực phẩm theo Chỉ thị số 16. Chính phủ đã có kế hoạch thu mua gạo dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và ổn định thị trường gạo.
Bộ NN-PTNT kiến nghị thu mua dự trữ quốc gia
Theo Bộ này, các tỉnh Nam bộ đang vào thời kỳ thu hoạch lúa hè thu; có diện tích gần 1 triệu ha với sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn lúa. Ghi nhận tại các địa phương, giá lúa trên thị trường đang ở mức thấp. Cụ thể, tại An Giang, giá lúa nếp tươi từ 4.000 – 4.200 đồng/kg. Cao nhất là 4.600 đồng/kg. Tại Long An, giá lúa phổ biến ở mức 4.400 – 4.800 đồng/kg.
Theo phản ánh từ các địa phương, ở mức giá này, nông dân trồng lúa lãi rất ít. Thậm chí không có lãi. Giá lúa rẻ nhưng thương lái, cơ sở thu mua rất ít. Do nhiều cơ sở thu mua, chế biến lúa gạo đang tạm ngừng hoạt động vì Covid-19.
Đại diện một doanh nghiệp thu mua, chế biến lúa gạo. Ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (H.Thủ Thừa, Long An), cho rằng giá lúa hè thu giảm là do nhiều chuỗi thu hoạch. Và chế biến lúa gạo bị đứt gãy sản xuất.
Những năm trước, vụ lúa hè thu rất sôi động, hệ thống máy gặt, ghe thu mua, lò sấy… Hoạt động hết công suất, đủ sức tiêu thụ toàn bộ sản lượng. Nhưng năm nay, lượng thu mua bị giảm sút mạnh; do khó khăn trong kiểm soát đi lại. Và một số nhà máy chế biến lúa gạo giảm công suất hoạt động, dừng hoạt động.
Mua dự trữ để có thể kích cầu thị trường
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cũng cho biết nếu so sánh với vụ năm 2020, giá lúa hè thu tại thời điểm hiện tại của năm nay đang giảm từ 300 – 500 đồng/kg.
Chia sẻ về đề xuất của Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng. Thực tế đã có tình trạng giá lúa xuống thấp. Nông dân lưỡng lự xuống giống sản xuất vụ lúa thu đông. Nếu không có chương trình thu mua, kích cầu thị trường lúa hè thu để nông dân tái sản xuất; thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả năm trong mục tiêu Bộ NN-PTNT.
Cũng theo ông Nam, sản lượng lúa hè thu hiện rất lớn, nếu không có chương trình thu mua kích cầu kịp thời thì sẽ có nhiều đối tượng trục lợi, nông dân sẽ thiệt thòi.
“Nếu Chính phủ có chương trình thu mua dự trữ quốc gia; để đảm bảo an ninh lương thực. Thì khi đó, thị trường kinh tế được kích cầu, giá lúa sẽ tăng và nông dân có động lực đầu tư sản xuất cho vụ thu đông”, ông Nam nói.
Nhà nước sẽ tham gia quá trình vận hành thị trường
Đại diện Sở Công Thương một số tỉnh phía Nam lo lắng khâu vận chuyển hàng hóa đều gặp nghẽn. Ví dụ ở Hậu Giang, tài xế dù có đầy đủ giấy tờ phòng chống dịch nhưng vẫn cần phải qua nhiều chốt, dẫn đến chi phí tăng và giá bán tăng, từ 30-60%, nhưng giá thu mua lại không tăng. Còn tại An Giang, việc thu hoạch diễn biến tốt, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, vấn đề của tỉnh này vẫn là vận chuyển lúa gạo ra khỏi tỉnh.
Do đó, Sở Công Thương các tỉnh kiến nghị ngành Y tế tháo gỡ các khó khăn trong việc kiểm soát cũng như kiến nghị Chính phủ phân bổ vacxin để tháo gỡ vướng mắc trong việc đứt gãy lao động thương mại.
Điện diện nhiều tỉnh thành cũng lo ngại tình trạng ứ thừa nông thủy sản, không tiêu thụ được vì dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị TP.HCM cần xác định rõ nhu cầu tiêu thụ của địa phương, nghiên cứu mở lại một phần hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu. Có thể thành lập các bộ phận thống kê, hàng ngày gửi thông tin về Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương để cùng nhau xử lý.