Cuối mùa vụ của tháng 7 có khá nhiều hộ gia đình đã bắt tay vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm. Tuy nhiên dịch bệnh lại bùng phát ngay thời điểm hết sức quan trọng tại nhiều tỉnh thành trong nước. Những thị trường tiêu thụ chính của quả na dai Đông Triều, trong thời gian qua thường là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… Nhưng các tỉnh thành này đang phải áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Khiến cho đầu ra phải ngưng đọng lại. Để không làm đứt gãy chuỗi tiêu thụ của bà con. Đông Triều đang cố gắng nỗ lực thúc đẩy hoạt động nguồn tiêu thụ na dai. Vậy hãy cùng detalab.com theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm rõ tình hình nhé.
Cây làm giàu cho nông dân địa phương Đông Triều
Na dai Đông Triều từ lâu được biết đến với mùi vị đặc trưng; thơm ngon, quả to, vỏ mỏng, bóng, sáng màu… Và thường chín sớm hơn so với na ở những khu vực khác. Do đó na chín đến đâu có thương lái thu mua hết đến đó. Chuyện nhà vườn thu lãi hàng trăm triệu đồng hay tỷ đồng mỗi năm ở Đông Triều không phải là chuyện hiếm. Vì thế, nhiều năm nay, cây na đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực của thị xã; tập trung chủ yếu ở các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, Bình Khê…
Ông Nguyễn Văn Được (thôn Tân Thành, xã Việt Dân); một lão nông dày kinh nghiệm với 25 năm trồng na, cho biết: Na dai Việt Dân cho chất lượng tốt, sản lượng cao là nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp. Thêm vào đó là sự cần cù, chịu khó của người dân. Thế nên, từ cây xóa đói giảm nghèo, cây na đã trở thành cây làm giàu của người dân địa phương.
Đến nay, hầu hết các hộ trồng na trong xã xây được nhà ở khang trang, to đẹp, kinh tế ổn định. Thậm chí, với nhiều gia đình, vườn na còn là của hồi môn cho con khi xây dựng gia đình. Gia đình ông Được có gần 1ha trồng na dai, khi con trai lấy vợ; ông cho một nửa vườn, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.
Chủ động xây dựng phương án tiêu thụ mùa dịch
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19. Việc các tỉnh thành phố trong nước áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh; đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động. Và các phương tiện tham gia tiêu thụ nông sản cả nước nói chung và sản phẩm na dai Đông Triều nói riêng. Quả na chín theo thời điểm, thời gian thu hoạch chính vụ tương đối ngắn. Chỉ trong vòng 50-60 ngày (từ 25/7 đến 15/9), thời gian từ lúc thu hoạch đến khi sử dụng chỉ 1-2 ngày nên sẽ khó bảo quản.
Trước tình hình đó, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm na dai Đông Triều. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới bà con nông dân trồng na. Hội Nông dân thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) đã đề xuất với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh; Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan; đơn vị quan tâm, kết nối tiêu thụ na dai Đông Triều. Hội Nông dân thị xã cam kết các đơn vị sản xuất na dai theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Sản phẩm na an toàn, đủ tiêu chuẩn, rõ nguồn gốc, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ. Với giá tốt nhất cho người tiêu dùng và phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
Na dai Đông Triều có đặc điểm quả to đường kính 61,08 – 77,15 mm. Chiều cao 60,6 – 77,56 mm, khối lượng 135,67 – 223,97g. Quả hình tim có cuống hơi lõm, vỏ quả mỏng. Và bóng có màu vàng khi chín, vị ngọt đậm, mùi thơm, không cát. Thịt quả mềm màu trắng sữa, vỏ mỏng dễ tách bóc khỏi thịt quả, nhiều thịt, thịt săn chắc; tỷ lệ phần ăn được 54,00 – 64,33 %. Na dai Đông Triều là loại na ít hạt, số lượng từ 40 – 73 hạt/quả, hạt nhỏ và dễ tách khỏi thịt quả.