Việc chào bán trái phiếu từ các doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là các ngân hàng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư. ACB là một trong những ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, ngân hàng này có rất nhiều phi vụ chào bán trái phiếu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Gần đây nhất là thương vụ chào bán trái phiếu thành công với giá trị lên đến 2.500 tỷ, đây là một trong những thương vụ rất đặc biệt và vô cùng quan trọng không chỉ đối với ACB mà còn quan trọng đối với các nhà đầu tư.
ACB vừa chào bán trái phiếu thành công với 2.500 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố chào bán thành công 2.500 trái phiếu. Tương ứng 2.500 tỷ đồng cho một tổ chức trong nước. Với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 15/7/2024. Trong đợt phát hành này, Công ty TNHH Chứng khoán ACB đóng vai trò là tổ chức tư vấn phát hành. Đồng thời là đại lý phát hành, đăng ký lưu ký và thanh toán trái phiếu.
Trái phiếu của ACB là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải là nợ thứ cấp, không có tài sản đảm bảo. Lãi suất trái phiếu là 3,5%/năm, trả định kỳ 1 năm/lần. Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động. Và hỗ trợ đảm bảo tính ổn định nguồn vốn. Và phục vụ nhu cầu tín dụng. Cũng như như tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tình hình mua bán trái phiếu của ACB
Trước đó, từ ngày 6/5 đến 8/7, ACB đã phát hành 7 lô trái phiếu khác với tổng giá trị 11.700 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngân hàng này đã huy động 14.200 tỷ đồng trái phiếu. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, ACB ghi nhận lãi trước thuế 6.352 tỷ đồng. Tăng 66,3% so với cùng kỳ, tương ứng 60,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 471.275 tỷ đồng. Tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 9,7% lên 341.668 tỷ đồng. Huy động tăng 1,5% lên 358.474 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,59% lên 0,68%. Nguyên nhân chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng mạnh 163% từ 212,5 tỷ lên 560,5 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh 2021 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.602 tỷ đồng. Tăng 10,5% so với mức thực hiện năm 2020. Tổng tài sản tăng 10%; quy mô tín dụng và tiền gửi khách hàng tăng 9%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Kết phiên ngày 16/8, giá cổ phiếu ACB đứng tại mức 35.700 đồng/cổ phiếu. Tăng hơn 1% so với phiên trước đó.
Thương vụ gọi vốn 3000 tỷ đồng từ trái phiếu trước đó của ACB
Cụ thể, ACB kế hoạch phát hành tối đa 3.000 trái phiếu kỳ hạn ba năm. Với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Tương ứng với tổng mệnh giá phát hành tối đa là 3.000 tỷ đồng. Đợt phát hành này được chia ra tối đa làm 6 đợt. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải nợ thứ cấp của ACB và không được bảo đảm bằng tài sản.
Lãi suất trái phiếu sẽ cố định trong suốt thời hạn. Mức lãi suất cụ thể sẽ được quyết định tùy theo điều kiện thị trường. Và nhu cầu của nhà đầu tư và phương án phát hành. ACB cho biết, việc huy động trái phiếu nhằm tăng quy mô nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Và phục vụ nhu cầu cấp tín dụng và đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, ngân hàng đã lên kế hoạch huy động 12.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Theo phương án được thông qua vào tháng 4/2021. Quy mô hai đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 và 2 lần lượt là 5.000 tỷ đồng và 4.000 tỷ đồng.
Trong đợt phát hành thứ 2 lần 2 mới công bố, ACB đã huy động được 2.000 tỷ trái phiếu lãi suất 4%/năm từ hai công ty chứng khoán. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi huy động kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng. Kết thúc quý I/2021, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 3.104 tỷ đồng. Tăng 61,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ động lực từ mảng tín dụng và dịch vụ.
Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn về thị trường trái phiếu hiện nay. Cùng theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin và kiến thức về thị trường đầu tư trái phiếu hiện nay nhé!