Mục tiêu của Ninh Thuận là giải ngân 60% kế hoạch vào ngày 30 tháng 9 năm 2021. Và giải ngân 100% kế hoạch phân phối vào cuối năm. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ngày 23/8 cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Thuận đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị phải quyết liệt, kiên quyết và tăng cường nỗ lực để đạt được “mục tiêu kép” là phòng chống dịch bệnh và khôi phục kinh tế. Trong đó có việc đẩy nhanh phân bổ kinh phí, đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạo thêm cơ hội việc làm và thu nhập. Đồng thời cải thiện mức sống của người lao động.
Ninh Thuận dùng nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt. Cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Tuy nhiên, kết quả giải ngân vẫn còn thấp. Đến ngày 15/8/2021 đã giải ngân 736.456 triệu đồng/1.815.339 triệu đồng. Đạt 40,6% kếhoạch đã phân bổ chi tiết (vốn trong nước đạt 42,7% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 36,1% kế hoạch).
Để đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các sở, ban, ngành, chính quyền các huyện, thành phố; các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp. Và chế độ báo cáo được UBND tỉnh giao. Đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ ngày 28 hàng tháng tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về tình hình, kết quả thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công để xem xét, chỉ đạo.
“Các sở, ban, ngành và chính quyền các huyện, thành phố tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo đến ngày 30/9/2021 giải ngân 60% kế hoạch. Và đến cuối năm giải ngân 100% kế hoạch được giao”. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo.
>>>Xem thêm nhiều tin tức về thị trường kinh tế – đầu tư
Ninh Thuận đề nghị ưu tiên khai thác tối đa dự án điện mặt trời 450 MW
Trước thực tế Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam vẫn mới chỉ xác định phần công suất thuộc quy mô 2.000 MW tại tỉnh Ninh Thuận được hưởng mức giá 9,35 UScent/kWh là khoảng 277,888 MW trong tổng số 450 MW của dự án. UBND tỉnh này đã đề nghị Bộ Công thương có những xem xét. Và tạo điều kiện cho nhà đầu tư.
Theo đó, đối với phần công suất còn lại của dự án hiện nay; họ vẫn chưa xác định được bán điện cụ thể làm cơ sở thanh toán. Điều đó dẫn đến gây khó khăn. Và áp lực rất lớn cho nhà đầu tư trong việc chi trả lãi vay cho ngân hàng; theo phương án tài chính đã được phê duyệt.
Đồng thời trong thời gian chờ bàn giao trạm biến áp 500 kV Thuận Nam – Vĩnh Tân với giá 0 đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo văn bản số 517/BCT-ĐL ngày 21/01/2021 của Bộ Công thương, trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV thuộc Dự án 450 MW vẫn tham gia hỗ trợ truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Như vậy, nhà đầu tư đang phải chịu chi phí truyền tải cho trạm biến áp 500 kV Thuận Nam; nhưng vẫn đang bị cắt giảm công suất. Và có thời điểm cắt giảm hơn 80% công suất của nhà máy.