Trong tình hình hiện nay, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trước hết là do các chính sách từ Bộ tài chính cũng như các bộ phận, tổ chức liên quan. Do có nhiều khó khăn trong việc ban hành trái phiếu nên nhiều doanh nghiệp đã từ bỏ cơ hội thu hút vốn đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như là ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Trước tình hình này, cơ quan nhà nước cần có phương án nới lỏng các quy định cũng như có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ban hành trái phiếu, cùng tìm hiểu ngay!
Mục lục
Quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
- Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Và được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành. Hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có). Trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính. Tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt. Và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành. Được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Cơ quan quản lý cần khuyến khích phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Khi nhà đầu tư cá nhân không còn được mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Cơ quan quản lý cần đơn giản hóa thủ tục. Để khuyến khích, tạo hấp dẫn trong quá trình phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây là ý kiến được các DN đề xuất tại nhiều hội thảo. Bao gồm Công bố báo cáo thường niên thị trường trái phiếu Việt Nam 2019 và Đối thoại các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Hội thảo do Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan tổ chức ngày 9-11, ở TP HCM.
Tại hội thảo, một số ý kiến DN phản ánh. Các hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng đang gặp khó khăn. Do mất nhiều thời gian, thủ tục. Đại diện Công ty Chứng khoán Sacombank cho rằng: Từ năm 2021, nhà đầu tư không chuyên vì không được mua TPDN phát hành riêng lẻ. Họ có thể sẽ dịch chuyển sang TPDN phát hành ra công chúng.
Tuy nhiên, thủ tục hiện nay còn quá phức tạp khiến việc phát hành bị chậm trễ. “Một bộ hồ sơ để phát hành TPDN ra công chúng từ lúc xem xét đến khi chính thức phải mất từ 3-4 tháng. Trong đó, thời gian Ủy ban Chứng khoán nhà nước phê duyệt hồ sơ từ 1-2 tháng. Vậy có thể rút ngắn thời gian này nhằm tạo hấp dẫn trên thị trường. Và khuyến khích DN tham gia phát hành TPDN ra công chúng nhiều hơn” . Đại diện DN này kiến nghị.
Có quá nhiều yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu
Dưới góc độ nhà đầu tư, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc đầu tư, Quỹ Vina Capital, nhận định Nghị định 81. Nghị định yêu cầu nhà đầu tư phải đạt một số điều kiện mới được tham gia TPDN riêng lẻ. Đây là bước phát triển cần thiết của thị trường. Để hoạt động một cách lành mạnh, chuyên nghiệp hơn. Và cũng đặt ra yêu cầu nhà phát hành bảo đảm tiêu chí về minh bạch thông tin, tiếp cận thị trường. “Riêng về lãi suất, nhiều TPDN có lãi suất cao là một yếu tố quan trọng. Nhưng với nhà đầu tư tổ chức chúng tôi còn xem xét nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như sức khỏe tài chính, dòng tiền. Và hoạt động của DN trong thời gian dài”. Bà Nguyễn Hoài Thu nói.
Một khó khăn trên thị trường TPDN hiện nay là chưa có nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm DN. Đã gây khó khăn cho việc chọn lựa DN uy tín để rót vốn qua kênh này. Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRating. Ông đã cho biết đánh giá sơ bộ của DN cho thấy các đơn vị phát hành TPDN có mức lãi suất bình quân từ 11%-13%/năm. Bao gồm cả DN lớn, nhỏ khiến các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân rất khó lựa chọn.
Bộ Tài Chính phối hợp cùng các phòng ban để đưa ra giải pháp tốt nhất
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho hay. Thời gian qua cơ quan quản lý đã đơn giản hóa thủ tục hồ sơ phát hành, khuyến khích DN coi trọng chất lượng. Vì có nhiều bộ hồ sơ bị chậm do DN chuẩn bị không đầy đủ, không đủ tiêu chuẩn xem xét.
Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết. Họ đang phối hợp với các bộ, ngành, thành viên thị trường. Xây dựng nghị định quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ. Và nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Chứng khoán. Trong đó có nội dung quy định về chào bán TPDN ra công chúng. Dự thảo 2 nghị định này đang được trình Chính phủ ban hành. Theo đó, sau khi Chính phủ ban hành sẽ tạo khung khổ pháp lý đồng bộ. Để phát triển thị trường TPDN trong thời gian tới.
Trên đây là các thông tin liên quan đến tình hình ban hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp các kiến thức cũng như thông tin bổ ích cho bạn nhé!