Trong đó, 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm của ngân hàng BIDV được mua bởi một tổ chức tín dụng. Việc BIDV phụ thuộc vào trái phiếu dài hạn do chất lượng tăng trưởng tài sản thấp, làm xói mòn cơ sở vốn nhanh hơn mức đóng góp của lợi nhuận. Đợt tăng vốn sắp tới được kỳ vọng sẽ làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu dài hạn. BIDV dành khoảng 25% thu nhập hàng năm để tạo quỹ khen thưởng và phúc lợi, quỹ này có thể làm giảm tỷ lệ đóng góp của lợi nhuận ròng vào vốn chủ sở hữu, hạn chế tăng trưởng vốn cấp 1.
Kết quả phát hành trái cổ phiếu của BIDV
Ngân hàng BIDV vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ trong ngày 12/8 vừa qua. Cụ thể, ngân hàng đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 8 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV.
Lãi suất áp dụng là lãi suất thả nổi, bằng lãi suất tham chiếu + 0,9%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiều là bình quân tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank tại ngày xác định lãi suất của kỳ thanh toán lãi đó. Lãi suất áp dụng cho kỳ thanh toán lãi đầu tiên là 6,54%/năm. Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng. Tạo thêm kênh thu hút vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng. Đảm bảo sự bền vững nguồn vốn của ngân hàng. Trái phiếu phát hành của các ngân hàng cũng thoả mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2.
Bên cạnh BIDV, VietinBank cũng vừa thông báo về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 9 và đợt 10 năm 2021. Theo đó, trái phiếu có kỳ hạn 7 năm. Tổng giá trị là 100 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành. Thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2. Ngân hàng dự kiến phát hành trong tháng 8 hoặc tháng 9/2021. Lãi suất trái phiếu là lãi suất thả nổi bằng lãi suất tham chiếu +0,6%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiều là bình quân tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank.
Doanh thu của ACB và TPBank
ACB công bố đã phát hành riêng lẻ 2,000 tỷ đồng trái phiếu cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả định kỳ 1 năm với mức lãi suất 4%/năm. Hình thức của trái phiếu là không chuyển đổi; không kèm chứng quyền; không phải nợ thứ cấp của ACB và không có tài sản đảm bảo. ACB cho biết việc huy động nhằm phục vụ nhu cầu cấp tín dụng cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn. Lô trái phiếu này nằm trong kế hoạch phát hành tối đa 4,000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ lần 2 trong năm 2021 HĐQT ACB đã phê duyệt vào giữa tháng 4 vừa qua.
TPBank (TPB) cũng đã phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu trực tiếp cho công ty chứng khoán trong nước. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, trả lãi hàng năm theo lãi suất cố định 4.1%/năm. Ngày phát hành là 10/05/2021 và ngày đáo hạn là 10/05/2024. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi; không phải nợ thứ cấp; không có bảo đảm bằng tài sản và không kèm chứng quyền.
TPBank tiếp tục phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu cho một công ty chứng khoán, kỳ hạn cũng là 3 năm. Tuy nhiên lãi suất phát hành là 3.8%/năm. Thấp hơn so với lô 600 tỷ đồng trái phiếu trước đó. Cũng như so với lãi suất huy động cùng kỳ hạn của TPBank. Ngày đáo hạn là 12/05/2024.
>> Xem thêm nhiều thông tin hơn tại đây.
HDBank có lãi suất cố định
HĐQT HDBank (HDB) chấp thuận chủ trương phát hành trái phiếu lần 1/2021. Với tổng mệnh giá phát hành tối đa 1,500 tỷ đồng và 10,000 tỷ đồng trái phiếu phát hành lần 2/2021. Trước đó, HDBank thông báo sẽ mua lại 4,000 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành. Một nhà băng khác là SHB cũng vừa phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất cố định 3.8%/năm cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Tiền lãi được trả sau, định kỳ 1 năm/lần. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi; không kèm chứng quyền; không có bảo đảm và không phải nợ thứ cấp của SHB. Ngày phát hành là 18/5/2021, ngày đáo hạn là 18/5/2023. Mục đích phát hành là “tăng quy mô vốn hoạt động”; “bổ sung nguồn vốn cho vay khách hàng”.