Chương trình mua trái phiếu hàng tháng của Fed có còn ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ?

Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) là một trong những tổ chức tài chính vô cùng quan trọng của đất nước có nền kinh tế phát triển nhất Thế Giới. Với các chính sách giảm thuế cũng như mua trái phiếu hàng tháng, Fed đã góp phần không nhỏ trong việc phục hồi và phát triển nền kinh tế bị khủng hoảng và biến động. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Fed cũng đưa ra chương trình mua trái phiếu hàng tháng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, khi kinh tế ổn định thì chương trình này liệu có còn cần thiết không, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết nhé!

Fed sẽ mua trái phiếu hàng tháng cho đến khi nền kinh tế hồi phục

Fed sẽ mua trái phiếu hàng tháng cho đến khi nền kinh tế hồi phục
Chính phủ Mỹ thực hiện chương trình mua trái phiếu để cải thiện nền kinh tế khủng hoảng

Fed đã cam kết không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát vượt quá mục tiêu 2%. Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức mà thông thường phát đi báo động áp lực giá cả. Quan điểm về việc mua tài sản cũng một lần nữa nhấn mạnh cam kết của ngân hàng trung ương. Trong việc đảm bảo ​​sự phục hồi sẽ đến, sau khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19.

“Cùng với nhau, các biện pháp này sẽ đảm bảo rằng chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế. Cho đến khi hoàn toàn phục hồi”. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tại cuộc họp báo đêm qua.

Các thị trường đang tìm kiếm những điều chỉnh tiềm năng. Các điều chỉnh mà FOMC sẽ thực hiện đối với chương trình mua tài sản. Kể từ những ngày đầu của đại dịch, ngân hàng trung ương đã chủ yếu mua trái phiếu có thời hạn ngắn. Họ nỗ lực nhằm giữ cho thị trường tài chính hoạt động trơn tru.

Tại các cuộc họp gần đây, các quan chức đã thảo luận về lợi ích của việc kéo dài thời hạn trái phiếu. Nhằm hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giống như cách mà cơ quan này đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Fed muốn thu hẹp chương trình mua trái phiếu hàng tháng

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang mua lượng trái phiếu trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng. Đây là một phần của gói các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ kinh tế Mỹ. Đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát. Song khi kinh tế trở lại bình thường, mức hỗ trợ này có cần thiết không? Đây là một trong những câu hỏi chính mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt. Khi nhóm họp tại hội nghị thường niên của Fed ở Jackson Hole, Wyoming trong tuần này.

Tuần trước, Fed đã đánh đi tín hiệu bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay. Với tốc độ hiện tại, Fed sẽ tiếp tục mua lượng tài sản trị giá khoảng 480 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ tháng Chín đến tháng Mười Hai. Vấn đề đặt ra hiện nay là chương trình này có cần thiết hay không.

Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ tại Mỹ đã cao hơn đáng kể so với mức trước đại dịch. Và nền kinh tế đã tạo thêm 943.000 việc làm trong tháng Bảy. Hàng chục triệu hộ gia đình Mỹ cũng sẽ nhận được khoản hỗ trợ hàng tháng cho đến cuối năm. Đây là kết quả của chương trình tín dụng thuế trẻ em. Và nằm trong gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.

Fed đã đánh đi tín hiệu bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay
Fed có ý định thu hẹp chương trình mua trái phiếu vào cuối năm

Dự kiến kế hoạch thu hẹp mua trái phiếu sẽ diễn ra vào tháng 9

Các nhà quan sát dự báo vào tháng Chín, Fed sẽ chính thức công bố kế hoạch thu hẹp chương trình mua trái phiếu. Và sự thay đổi sẽ bắt đầu trước năm 2022. Trong lịch sử, Fed mới chỉ đưa ra hai chương trình mua tài sản quy mô lớn. Một chương trình sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Và một chương trình để đối phó với đại dịch COVID-19. Điều này gây khó khăn cho việc tìm hiểu phản ứng của thị trường tài chính. Cũng như nền kinh tế thực đối với sự thay đổi chính sách của Fed.

Có một số người lo ngại thị trường tài chính có thể hoảng loạn. Sau khi năm 2013, thông báo của Fed về việc giảm tốc chương trình mua tài sản đã thúc đẩy một đợt bán tháo mạnh trên thị trường trái phiếu. Randall Kroszner, cựu Thống đốc Fed từ năm 2006-2009, cho rằng luôn có khả năng xảy ra bất ổn trong ngắn hạn.

Song, ông Kroszner cho rằng cú sốc ngắn hạn đối với thị trường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thực. Ngay cả khi lãi suất tăng nhẹ. Thì tỷ lệ này vẫn có khả năng gần mức thấp lịch sử. Nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng khi bắt đầu điều chỉnh trong năm nay, Fed có thể rút lui một cách nhẹ nhàng. Mà không gây ra quá nhiều xáo trộn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *