Giá quặng sắt Châu Á đã giảm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng. Thị trường nguyên liệu thép đã “sụp đổ” dưới quyết tâm là giảm sản lượng thép của Trung Quốc nhằm giảm lượng khí phát thải và làm chậm lại nhu cầu dùng trong nước đối với vật liệu xây dựng và sản xuất. Dịch COVID-19 kéo dài trên diện rộng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xây dựng, khiến cho tốc độ tăng trưởng tiêu thụ trong nội địa chậm lại trong nửa cuối năm 2022. Để biết thêm tình hình thép Việt Nam, cùng Detalab xem thêm ở bài viết bên dưới nhé.
Sản lượng thép trên thế giới
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 167,9 triệu tấn vào tháng 6, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép thô đạt 1000,39 triệu tấn, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, nhu cầu thép của Trung Quốc tiếp tục suy yếu trong tháng 7, mặc dù nền kinh tế toàn cảnh có sự hồi phục. Xét trên thị trường nội địa, việc sản lượng thép bị cắt giảm bắt đầu từ ngày 28/6 tại tỉnh An Huy đã có hiệu quả đáng kể trong tháng 7 khi sản xuất thép tăng với tốc độ chậm. Do đó, động lực từ lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục suy yếu trong quý III của năm.
Trong 7 tháng năm 2021, sản xuất thép các loại đạt trên 18 triệu tấn; tiêu thụ đạt hơn 16 triệu tấn. Giá quặng sắt đầu tháng 8 giảm mạnh khoảng 56 USD/tấn, Giá than mỡ luyện cốc tăng mạnh 21,5USD… Theo báo cáo về tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2021; vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; nên sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 7/2021 chững lại. Nhưng tính chung 7 tháng năm 2021 vẫn tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ.
Sản xuất thép ở Việt Nam giảm trong thời gian qua
Cụ thể, trong tháng 7 sản xuất thép các loại đạt 2.398.028 tấn, giảm 6,48% so với tháng trước nhưng tăng 13,8% so với cùng kỳ 2020. Tính chung 7 tháng năm 2021, sản xuất thép các loại đạt 18.325.583 tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ 2020. Về tiêu thụ thép các loại, trong tháng 7/2021 đạt 2.101.200 tấn, ngang mức tháng 6/2021, nhưng tăng 7,4% so với cùng kỳ 2020; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 658.207 tấn, tăng 5,96% so với tháng trước, và tăng 55% so với cùng kỳ tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tiêu thụ đạt 16.161.179 tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ 2020; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 4.078.19 tấn, tăng 78,9% so với 7 tháng năm 2020. Về tình hình nhập khẩu, báo cáo cập nhật đến hết tháng 6/2021 cho thấy; trong tháng 6 nhập khẩu thép về Việt Nam đạt 1,12 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD. Tăng 18,13% về lượng và tăng 25,73% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước giảm 5,65% về lượng nhưng tăng 75,16% về giá trị.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2021, nhập khẩu thép về Việt Nam đạt 7,09 triệu tấn với trị giá trên 5,78 tỷ USD, tăng lần lượt 5,92% về lượng và 44,12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đối với tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép; thống kê từ báo cáo cho thấy, giá quặng sắt ngày 11/8/2021; giao dịch ở mức 165,95-166,45 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm mạnh; khoảng 56 USD/tấn so với thời điểm 6/7/2021.
Mức giá thép tại các quốc gia
Giá than mỡ luyện cốc, xuất khẩu tại cảng Australia (giá FOB) ngày 11/8/2021 khoảng 221,5USD/tấn; tăng mạnh 21,5USD so với đầu tháng 7/2021. Trong khi đó giá cốc tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng cao. Giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 495USD/tấn CFR Đông Á ngày 11/8/2021. Mức giá này giảm 23USD/tấn so với hồi đầu tháng 7/2021. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhẹ.
Giá điện cực của Trung Quốc đã tăng trung bình 34% kể từ ngày 21/1/2021; tiếp tục duy trì ở mức cao với loại 600mm UHP tháng 7/2021 ở mức 26.000-27.000 NDT/tấn (4.025-4.180 USD/tấn). Trong khi loại HP 450mm ở mức 21.000 – 22.000 NDT/tấn (3.200 – 3.400 USD/tấn). Giá thép cuộn cán nóng (HRC) ngày 11/8/2021 ở mức 917USD/T; CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 37 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 7/2021.