Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại nước ta đang khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy. Không những vậy, đại dịch còn khiến không ít doanh nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên, giữa những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn đầu tư tại Việt Nam. Họ bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu để xây dựng các nhà máy sản xuất điện tử. Theo Bộ Công thương, hiện tại nước ta đang gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do. Điều này mở ra các cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó nâng cấp ngành công nghiệp điện tử trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Công nghiệp điện tử Việt Nam là điểm sáng trong sản xuất công nghiệp
Công nghiệp điện tử (CNĐT) là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Nó có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành CNĐT Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. Chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Sản phẩm chính của CNĐT là linh kiện điện tử, điện thoại nguyên chiếc, linh kiện điện thoại, ti vi lắp ráp, máy tính bảng, ipad và máy vi tính.
Trong giai đoạn 2016-2020, ngành Điện tử Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực điện tử ngày càng tăng. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam. Chẳng hạn như Samsung, LG, Foxconn. Bình quân năm trong giai đoạn này, chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,94%. Trong đó năm 2017 đạt mức tăng cao nhất 35,2%.
Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử
Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo trang thông tin công nghệ Digitimes, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc trong năm năm tới. Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 , Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử .
Lĩnh vực bán dẫn được coi là động lực cho nhiều ngành công nghiệp. Đây còn là một trong 9 sản phẩm công nghệ giá trị cao tại Việt Nam. Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty sản xuất sản phẩm điện và điện tử trên thế giới.
Theo ước tính của Fitch Solutions, khoảng 65% doanh nghiệp điện tử nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tại miền Bắc. 30% ở phía Nam và một tỷ lệ nhỏ ở các tỉnh miền Trung.
Fitch Solutions cho hay, các công ty điện tử nước ngoài vẫn duy trì nhà máy ở miền Bắc. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực. Nước ta xếp thứ 12 trên thế giới.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và tiềm năng trong tương lai
Đợt dịch lần thứ 4 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội. Các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong ngành điện tử.
Trong nửa đầu năm, Việt Nam có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể vào 18 ngành, lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD. Con số chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Báo cáo gần đây của Fitch Solutions đánh giá về ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam. Dự báo sẽ tăng trong năm 2021. Nhờ triển khai tiêm chủng vaccine toàn cầu. Và nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu chủ lực tăng mạnh.
Ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ sức mua, nhân khẩu học và xu hướng hiện đại hóa kinh tế. Vốn giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến triển vọng trong khu vực. Khi các nhà cung ứng bắt đầu khai thác tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và dòng người mua lần đầu.
Công ty công nghệ Technavio cũng đánh giá cao ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Họ cho rằng nó sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19%. Tương đương khoảng 6,16 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024.