Theo một số thông tin, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn chính là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 35% vốn của Dịch vụ biển Tân Cảng. Với lợi nhuận tăng trưởng khá ổn định, công ty duy trì tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt đều đặn trong nhiều năm qua. Mức tỷ lệ nằm ở khoảng 23% kể từ năm 2017. Ngày 03/08/2021 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận cho 26.5 triệu cổ phiếu mã TOS của CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng được giao dịch trên sàn UPCOM. Con số này tương đương với 265 tỷ đồng vốn điều lệ.
Mục lục
Quy mô ngành nghề của CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng
CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài gòn. TOS được thành lập và hoạt động từ năm 2012. Với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ cho ngành dầu khí; đặt biệt là thị trường dịch vụ ngoài khơi. Vốn điều lệ ban đầu là 91.5 tỷ đồng. Các dịch vụ kinh doanh cốt lõi của công ty bao gồm cung cấp tàu dịch vụ dầu khí đa năng, tàu trực và tàu bảo vệ, dịch vụ lai dắt, cứu hộ và cứu nạn, dịch vụ khảo sát ngầm, dịch vụ vận chuyển và lắp đặt.
TOS hiện đang sở hữu và quản lý đội tàu gồm 19 tàu và 02 sà lan thi công biển tải trọng lớn. Được phục vụ các công tác vận chuyển công trình biển; cùng với 02 thiết bị điều khiển chuyên dụng cho các dự án khảo sát, sửa chữa và thi công các công trình ngầm dưới đáy biển. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Hay quản lý khách sạn và du lịch, dịch vụ cung ứng.
TOS có cổ đông lớn duy nhất là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Về cơ cấu cổ đông, tính đến ngày 30/6/2021, TOS có cổ đông lớn duy nhất là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân cảng Sài gòn; chiếm 35.28% vốn, tương đương 9.35 triệu cp. Mặt khác, TOS hiện có 3 công ty con bao gồm CTCP Dịch vụ bay và Du lịch biển Tân Cảng, CTCP Tân Cảng Kiên Giang và CTCP Hàng Hải Tân Cảng Miền Bắc.
Về hoạt động kinh doanh của TOS, quý 2, Công ty đạt gần 369 tỷ đồng doanh thu thuần; tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu (tăng 5%). Điều này khiến lợi nhuận gộp chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm trước, đạt hơn 87 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 24.9% xuống còn 23.7%.
Nhờ có doanh thu tài chính tăng mạnh, gấp 16.5 lần cùng kỳ do có được gần 6 tỷ đồng lãi bán cổ phần Công ty ICD Quế Võ; nên lợi nhuận ròng của TOS đạt hơn 36 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, TOS đạt gần 631 tỷ đồng doanh thu thuần. Đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lợi nhuận ròng thu về gần 50 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.
TOS đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh riêng Công ty mẹ
Năm 2021, TOS đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh riêng Công ty mẹ với hơn 1,049 tỷ đồng doanh thu; và gần 131 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lần lượt tăng 5% và 8% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, sau nửa đầu năm, với lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ là 30 tỷ đồng; TOS mới thực hiện được 23% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của TOS tương đương mức hồi đầu năm, đạt gần 1,829. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tăng 86% so với đầu năm, đạt hơn 154 tỷ đồng. Khoản đầu tư tài chính dài hạn gần 136 tỷ đồng, giảm 19%. Tổng các khoản phải thu chiếm tổng tài sản, giá trị gần 331 tỷ đồng. Chủ yếu nằm ở khoản phải ngắn hạn gần 302 tỷ đồng Nợ phải trả hơn 1,004 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn. Trong đó, chủ yếu là vay nợ tài chính ngắn hạn gần 135 tỷ đồng, giảm 35% so với đầu năm. Trong khi vay nợ tài chính dài hạn hơn 587 tỷ đồng, tăng 16%.
Kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần
Trong năm 2021, TOS có kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng). Công ty dự kiến phát hành tối đa hơn 4.2 triệu cp; giá trị tương đương hơn 42 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện sẽ lấy từ quỹ đầu tư phát triển của TOS. Tỷ lệ thực hiện quyền là 15.8%, cổ đông sở hữu 100 cp được nhận 15.7 cp mới.
Ngoài ra, TOS còn dự kiến chào bán riêng lẻ 298,125 cp với giá 10,000 đồng/cp. Nhằm mục đích huy động bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể, tổng số tiền dự kiến thu được gần 3 tỷ đồng sẽ được TOS dùng để mua nhiên liệu dầu DO 0.05% S-II cho các tàu thông qua NCC Long Sơn.
Số cổ phần chào bán riêng lẻ này sẽ bị hạn chế trong vòng 1 năm; kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Theo danh sách TOS công bố, nhà đầu tư chuyên nghiệp dự kiến của Công ty không ai khác chính là cổ đông lớn duy nhất – Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân cảng Sài gòn.
Chiến lược phát triển trong 5 năm
TOS cho biết, chiến lược phát triển trong 5 năm tới là trở thành công ty cung cấp dịch vụ biển, cứu hộ, cứu nạn hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Có văn phòng đại diện tại các nước Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Singapore. Hoàn thành đầu tư cảng Tân cảng Hòn Chông tại Kiên Giang; nhằm để phục vụ cho Dự án khí Lô B và thị trường khí phía Tây Nam. Bên cạnh đó, TOS sẽ triển khai các dự án bất động sản công nghiệp và đưa cổ phiếu lên niêm yết tại HoSE.
Truy cập vào detalab.com để xem thêm nhiều tin tức hữu ích khác.