Thông tin đăng tải trên Vice Technology, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản (NICT) đã thành công trong việc tạo ra một tuyến cáp quang thế hệ mới dài hơn 3.000 km, tốc độ truyền cao hơn lên đến 319 terabyte mỗi giây (Tbps). Tốc độ dữ liệu nói trên cao gấp đôi tốc độ truyền 179 terabyte/giây do các nhà nghiên cứu Anh và Nhật Bản đạt được vào tháng 8 năm 2020. Nhật Bản khiến giới công nghệ choáng váng khi đạt tốc độ truyền dữ liệu internet lên tới 319 terabyte/giây, đây là một kỷ lục thế giới mới.
Kỷ lục mới trong tốc độ đường truyền internet
Theo Engadget, tốc độ này nhanh hơn gần gấp đôi so với kỷ lục hiện tại. Mà các nhà nghiên cứu tại Anh và Nhật Bản đạt được vào tháng 8.2020 là 179 Tbps. NICT đã thành công bằng cách nâng cấp hầu như mọi giai đoạn của đường truyền. Tuyến cáp quang có bốn lõi thay vì một lõi, và các nhà nghiên cứu đã bắn một tia laser nhiều bước sóng với sự hỗ trợ của các bộ khuếch đại.
Trong khi thử nghiệm được giới hạn nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng sợi quang cuộn để truyền dữ liệu ở khoảng cách mô phỏng mà không làm giảm chất lượng tín hiệu hoặc tốc độ. Cũng như nhiều thí nghiệm khác, để đưa đường truyền tốc độ kỷ lục nói trên vào cuộc sống có thể phải mất nhiều thời gian nữa. Trong khi sợi quang bốn lõi có thể hoạt động với các mạng hiện có nhưng thực tế chi phí sẽ rất tốn kém.
Nó có nhiều khả năng được sử dụng ban đầu với hệ thống mạng internet. Và các dự án mạng lớn khác, nơi dung lượng quan trọng hơn chi phí. Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của mọi người. Các nhà nghiên cứu của NICT hình dung công nghệ mạng thế hệ tiếp theo của họ sẽ giúp công nghệ mạng lên “trên 5G”. Chẳng hạn như 6G, trở nên thực tế hơn. Người dùng có thể thấy những lợi ích đơn giản bằng cách chuyển sang truy cập internet nhanh hơn.
Sử dụng thiết kế 4 “lõi” phức hợp trong sợi cáp truyền dữ liệu
Nhóm nghiên cứu đã phải áp dụng thêm một số tiện ích nâng cao đặc biệt; chỉ có thể được triển khai. Bởi các kỹ sư có trình độ và kỹ năng làm việc tuyệt vời. Cụ thể, nhóm NICT đã sử dụng thiết kế 4 “lõi” phức hợp. Trong đó có sự xuất hiện của các ống thủy tinh đặt trong sợi cáp truyền dữ liệu. Thay vì chỉ dùng lõi tiêu chuẩn thường thấy. Tín hiệu truyền dẫn sau đó sẽ được “cắt nhỏ” thành nhiều bước sóng tương tự. Được gửi đi cùng lúc – một kỹ thuật gọi là wavelength-division multiplexing (WDM). Cùng với đó, các kỹ sư cũng đã sử dụng kết hợp “băng tần” thứ ba. Nhằm mở rộng khoảng cách thông qua một số công nghệ khuếch đại quang học.
Hệ thống mới này bắt đầu quá trình truyền dẫn tín hiệu bằng tia laser 552 kênh phát ra các bước sóng khác nhau. Quy trình này tạo ra nhiều chuỗi tín hiệu, mỗi chuỗi tín hiệu trong số đó lần lượt được chuyển vào một trong bốn lõi bên trong sợi quang. Nhằm tăng tín hiệu cho hành trình dài của nó. Sau đó, những luồng thông tin dưới dạng ánh sáng này sẽ được xử lý và khuếch đại. Bởi các bộ khuếch đại sợi quang pha tạp chất thulium và erbium; trước khi tiếp tục hoạt động trong một quy trình thông thường được gọi là khuếch đại Raman.
Với những thông tin trên hy vọng bài viết của trang detalab.com mang đến cho bạn nhiều điều