Đến hạn mà chưa nộp 500.000 tỷ, CEO siêu doanh nghiệp sẽ ra sao?

Nguyễn Vũ Quốc Anh CEO của công ty cho rằng sẽ góp vốn bằng công nghệ chứ không chỉ góp vốn bằng tiền. Vào sáng 27/8, Nguyễn Vũ Quốc Anh đã tiếp tục đăng đàn livestream để nói về hoạt động doanh nghiệp của mình sau một thời gian chuẩn bị.

So với những lần trước, lần này vị CEO này đã giới hạn số lượng người tham gia, chỉ cho khoảng 30 người được xem là các đối tác kinh doanh và đại diện các đại lý để nói về sàn giao dịch thương mại điện tử cộng đồng USG.

CEO Quốc Anh đăng ký vốn 500.000 tỷ đã nói gì?

Tại buổi trao đổi này, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc đã đến hạn để Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư công nghệ tự động Toàn cầu góp số vốn 500 nghìn tỷ đồng với Sở KH-ĐT TP.HCM nhưng vẫn chưa góp. Vậy công ty có góp hay không, kế hoạch là gì?

Ông Quốc Anh cho biết vừa qua có nhận được văn bản của Sở KH-ĐT TP.HCM; về việc thúc đẩy góp vốn đăng ký kinh doanh cho công ty. Vị CEO này cho biết đã làm việc với bộ phận Tài chính của công ty; để triển khai công việc này trong thời gian sắp tới.

“Chúng tôi không chỉ góp vốn bằng tiền mà sẽ góp vốn bằng công nghệ”. Vị CEO này nói và cho biết theo luật thì cho phép doanh nghiệp góp vốn bằng tiền hoặc công nghệ, bí quyết kỹ thuật.

CEO Quốc Anh đăng ký vốn 500.000 tỷ đã nói gì?
Nguyễn Vũ Quốc Anh tiếp tục nói úp mở về việc góp vốn điều lệ 500 nghìn tỷ đồng

“Vậy công nghệ ở đây là gì? Giá trị bao nhiêu? Ai thẩm định giá trị của những công nghệ này?. Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với vị CEO 35 tuổi này.

“Thế mạnh của bên công ty này là công nghệ Flatform 5.0; mà chưa nhiều người biết đến. Hiện bộ phận Tài chính kế toán công ty đang xử lý việc góp vốn”, Quốc Anh nói.

Ông chủ “siêu” doanh nghiêp ảo mà pháp luật không làm gì được

Vì sao thấy vô lý mà cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Đó là câu hỏi của nhiều người khi nghe câu chuyện đăng ký vốn điều lệ của những “ông chủ” này.

Thực tế, để đi đến việc các “ông chủ” doanh nghiệp được tự đăng ký. Và chịu trách nhiệm với vốn điều lệ này là cả một hành trình thay đổi của pháp luật theo hướng “mở”. Thể hiện sự tiến bộ của cơ quan quản lý trong việc ứng xử với doanh nghiệp. Rút ngắn thời gian khai sinh doanh nghiệp.

Trước đây, Nhà nước phải xác minh doanh nghiệp có đủ số tiền đăng ký hay không mới cho thành lập. Đây là việc làm “quá sức” của cơ quan công quyền. Nó tốn thêm thời gian cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2014 đã khuyến khích người dân bỏ vốn kinh doanh. Và tự kê khai thông tin về vốn điều lệ khi làm hồ sơ đăng ký DN.

Ông chủ 'siêu' DN ảo mà pháp luật không làm gì được
Ông chủ ‘siêu’ doanh nghiệp ảo mà pháp luật vẫn không thể làm gì được

Pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc về mức vốn tối thiểu hoặc tối đa. Ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về mức vốn tối thiểu. Chẳng hạn, doanh nghiệp bất động sản phải có vốn điều lệ không được thấp hơn 20 tỷ đồng, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ là phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng…

Trên đây là những thông tin mới nhất mà trang web chúng tôi đã cập nhật, hy vọng điều này sẽ đem lại hữu ích cho bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *