Theo như báo cáo chiến lược 6 tháng cuối cùng của năm 2021, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự rằng báo giá dầu Brent dự kiến sẽ rơi vào khoảng 70-80 USD/thùng. Tuy vậy, không phải tất cả doanh nghiệp ngành dầu khí đều được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng này. Bên cạnh đó, lợi nhuận của các nhóm doanh nghiệp trung nguồn, hạ nguồn có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ 4 này. Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước ta và thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp. Nên đã tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí nói chung.
Mục lục
OPEC+ đã và đang áp dụng thỏa thuận cắt giảm
OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC+ đã và đang áp dụng thỏa thuận cắt giảm. Nhưng dần nới lỏng mức cắt giảm từ 7.2 triệu thùng/ngày xuống 5.8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2021. Xung đột giữa UAE và Saudi Arabia làm thị trường quan ngại về việc kết thúc thỏa thuận sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, thỏa hiệp giữa 2 bên đã được thực hiện và OPEC+ sẽ tăng sản lượng lên 0.4 triệu thùng/ngày hàng tháng; để chấm dứt việc cắt giảm vào tháng 9/2022.
Năm 2021, nguồn cung dầu thế giới dự kiến đạt 94.5 triệu thùng/ngày; theo báo cáo của OPEC. Trong khi IEA dự kiến nguồn cung dầu đạt 95.3 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Nhìn chung, nhu cầu dầu thế giới đang phục hồi từ mức đáy 82.9 triệu thùng/ngày kể từ quý 2/2020. Chủ yếu đến từ khu vực Châu Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương. Vào cuối quý 2/2021, nhu cầu dầu thế giới đạt 96.8 triệu thùng/ngày. Con số này tăng 3,7% so cùng kỳ.
Nhu cầu dầu thế giới được OPEC dự đoán sẽ tăng
Từ cuối năm 2020 đến quý 1/2021; nhu cầu từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vượt trội hơn hẳn. Nhờ khả năng kiểm soát tốt Covid-19. Tuy nhiên, sự bùng phát từ đầu quý 2/2021 đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu ở Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi các chiến dịch tiêm chủng đã giúp nhu cầu dầu tăng trở lại ở Châu Mỹ và Châu Âu.
Theo OPEC, nhu cầu dầu thế giới dự kiến sẽ tăng 6 triệu thùng/ngành lên 96.6 triệu thùng/ngày vào năm 2021. Trong khi IEA dự đoán tổng nhu cầu sẽ đạt 96.46 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Đối với năm 2022, nhu cầu dầu thế giới được OPEC dự đoán sẽ tăng 3.3 triệu thùng/ngày lên 99.9 triệu thùng/ngày. Nhờ vào tăng cường các chiến dịch tiêm chủng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi IEA dự kiến nhu cầu dầu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022 khoảng trên 100 triệu thùng/ngày.
Giá dầu Brent đã tăng ấn tượng
Do cầu vượt cung, giá dầu Brent đã tăng ấn tượng. Từ 51.8 USD/thùng lên 75.1 USD/thùng, tương đương mức tăng 45%. Bên cạnh đó, đà tăng mạnh mẽ của dầu còn được hỗ trợ từ hoạt động ít sôi nổi của dầu đá phiến ở Mỹ. Khối lượng dầu đá phiến vẫn duy trì thấp so với mức cao kỷ lục. Mặc dù giá dầu đã vượt xa điểm hòa vốn của dầu đá phiến. Và nguyên nhân đến từ việc các công ty dầu đá phiến đang tập trung vào việc cải thiện lợi nhuận hơn là sản lượng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự kiến giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 72 USD/thùng trong nửa cuối năm 2021; và trung bình 67 USD/thùng vào năm 2022. Goldman Sachs, JP Morgan, Morgan Stanley: 80 USD/thùng trong nửa cuối năm 2021. Morgan Stanley cho rằng dầu Brent sẽ giao dịch ở giá từ 75 USD đến 80 USD cho đến giữa năm 2022.
Không phải tất cả doanh nghiệp dầu khí đều được hưởng lợi
VDSC nhận định các công ty thượng nguồn vẫn đang chờ các dự án dầu khí lớn. Điều này phụ thuộc vào các dự án dầu khí; các công ty thượng nguồn đã không được hưởng lợi do các dự án lớn bị đình trệ. Giá dầu cao chỉ là điều kiện cần để các dự án quan trọng được xem xét.
Các chuyên gia phân tích chỉ ra kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 của nhóm doanh nghiệp này không mấy khả quan; do ảnh hưởng từ Covid-19 và không có nhiều dự án dầu khí mới ở trong nước. Trong nửa cuối năm, việc đấu thầu Block B có thể là “cứu cánh” cho những công ty thượng nguồn. Tuy nhiên, việc triển khai dự án này vẫn là một câu hỏi.
Trong khi đó, các công ty trung nguồn và hạ nguồn ghi nhận kết quả khả quan trong nửa đầu năm. Kết quả này nhờ xu hướng tăng ổn định của giá dầu. Dẫn đến giá bán cao hơn hoặc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp.
VDSC dự báo trong nửa cuối năm 2021; lợi nhuận từ các trung nguồn và hạ nguồn có thể bị ảnh hưởng do dịch covid 19 bùng phát tại Việt Nam. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã cùng với các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Chỉ thị 16 từ đầu tháng 7. Do đó dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng thấp hơn.
Petrovietnam và các đơn vị thành viên cũng bị ảnh hưởng
Trong 8 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục “mong manh” bởi ảnh hưởng của biến thể mới Delta; đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng. Cùng việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng, tác động lớn hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Trong đó có Petrovietnam và các đơn vị thành viên.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước. Và khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 0,8%. Vốn đầu tư từ NSNN giảm 1,7%. Cùng với đó cầu thị trường yếu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí. Chẳng hạn như dầu thô, khí, điện, xăng dầu, phân bón… đều giảm mạnh.
Các bạn hãy truy cập vào trang detalab.com để xem nhiều bài viết thú vị.