Theo nhiều nguồn tin cho rằng, từ đầu năm đến nay các trang trại và doanh nghiệp đang cố gắng để đẩy mạnh việc tái đàn cho gia súc và gia cầm. Cho nên hiện tại gà bán đang có nguồn cung trên thị trường tăng cao. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 mức tiêu thụ có chiều hướng hơi biến động. Ngay dưới bài viết sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về nhận định thị trường gà bán có nguồn cung tăng cao. Mọi người hãy theo dõi để nắm bắt được tình hình hiện tại nhé.
Giá gia cầm có dấu hiệu tăng nhẹ
Những ngày gần đây, trên thị trường giá gia cầm bắt đầu tăng trở lại. Mở ra một tia hy vọng mới cho các hộ chăn nuôi. Gà thịt tại Bình Định đang tiêu thụ rất tốt, giá bán cao. Nhưng bà con nông dân không có gà trong chuồng đến lứa bán. Ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cho biết. Nếu như cách đây 1 tháng gà nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân bán không ai mua; giá tụt thảm hại hiện giá đã tăng cao và tiêu thu mạnh. Nhưng người chăn nuôi không còn gà để bán.
Theo giải thích của ông Vương, do giá gà tuột mạnh từ những tháng đầu năm kéo dài đến dịp nghỉ lễ 30/4 mới tăng lên được 70.000 đồng/kg. Người chăn nuôi chưa kịp mừng thì lại hạ xuống còn 65.000 đồng/kg. Đó là nói giá gà ta thả đồi, chứ gà ta nuôi nhốt chuồng tại thời điểm sau 30/4 chỉ có giá khoảng 55.000 đồng/kg. Gà mất giá đã đành, sức tiêu thụ cũng yếu hẳn. Thương lái không tìm đến các trang trại thu mua nườm nượp như trước đây.
“Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi gà ở Hoài Ân có trong chuồng bao nhiêu con chỉ lo bán cho hết chứ không dám tái đàn. Bây giờ, giá gà ta nuôi thả đồi tăng đến 70.000 đồng/kg. Và giá gà ta nuôi nhốt hiện có giá 65.000 đồng/kg. Thế nhưng người chăn nuôi không có gà để bán”, ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân, cho hay. Cách đây gần 1 tháng, trong trang trại của ông Mai Văn Rõ ở xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân còn tồn đọng đến 20.000 con gà ta thả đồi không tiêu thụ được nay đã bán gần hết. Những lứa gà ông Rõ thả nuôi sau thì chưa đủ trọng lượng để bán.
Giá gà bán tăng – Giá thức ăn cũng liên tục tăng
“Do giá gà quá bấp bênh và giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Nên sau khi bán lứa gà đầu năm, đến nay tôi bỏ chuồng trống; không dám tái đàn, trong khi trước đây tôi luôn duy trì trong chuồng 10.000 con gà ta. Bây giờ giá tăng cao và tiêu thụ tốt thì không có gà để bán. Không phải chỉ mình tôi mà gần 80% hộ chăn nuôi trên địa bàn hiện có cùng cảnh ngộ như tôi. anh Nguyễn Mạnh Huy, phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn) chia sẻ.
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện thịt gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định được tiêu thụ mạnh. Trong đó, thịt gà, thịt vịt, thịt chim cút được tiêu thụ tại các siêu thị. Và chợ mạnh hơn so với trước đây, do thực hiện phòng chống dịch Covid-19. Cho nên người dân chọn thịt các loại gia cầm để phục vụ cho những bữa ăn hàng ngày.
Trong tuần qua, số lượng thịt gia cầm bán ở các chợ, siêu thị tại Bình Định tăng 30 – 50%. Trong đó, thịt gà công nghiệp có giá thấp chỉ 50.000 – 60.000 đồng/kg; thịt gà ta nuôi công nghiệp 80.000 – 90.000 đồng/kg, thịt gà ta thả vườn từ 100.000 – 120.000 đồng/kg. Cũng tại các siêu thị, thịt gà ta thả đồi nuôi ở các huyện Phù Mỹ, huyện Hoài Ân có giá từ 140.000 – 160.000 đồng/kg; vịt cỏ có giá 140.000 -160.000 đồng/con và vịt xiêm 60.000 – 70.000 đồng/kg.
Liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ
Hiện nay, nguồn cung thực phẩm trên thị trường khá dồi dào. Và theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giá các mặt hàng thực phẩm, nhất là thịt gia cầm sẽ tăng trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát. Do đó, các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp cần tiếp tục ổn định chăn nuôi; dựa theo hướng an toàn dịch bệnh… Để chăn nuôi nông hộ phát triển ổn định, ông Nguyễn Văn Hải. Chủ hộ chăn nuôi ở huyện Chương Mỹ đề xuất; Nhà nước vẫn cần có chính sách về lãi suất tiền vay cho người chăn nuôi duy trì phát triển theo chu kỳ sản xuất.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Huy Đăng. Hà Nội sẽ giữ ổn định tổng đàn khoảng 1,8 triệu con lợn và 39 triệu con gia cầm trong năm 2021… Để cơ bản cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng, bảo đảm giá cả ổn định. Do vậy, các địa phương cần chỉ đạo, khuyến cáo người chăn nuôi sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Không phát triển ồ ạt, tránh tình trạng cung vượt cầu.