Giá tôm càng xanh đồng loạt giảm, đang khó tiêu thụ trên thị trường

Thông tin được cập nhật gần đây nhất, các mặt hàng hải sản như tôm càng xanh bị mất giá đáng nghiêm trọng. Nó chỉ dao động ở mức giá 80.000 – 110.000 đồng/kg. Không chỉ riêng tôm càng xanh mà có khá nhiều mặt hàng tôm khác như tôm thẻ, tôm sú cũng đồng loạt rớt giá. Điều đáng lo ngại nhất không chỉ rớt giá mà tôm cũng không tìm được nơi tiêu thụ trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gì khiến cho giá tôm càng xanh rớt giá đến như vậy.

Khó khăn trong quá trình tiêu điểm tiêu thụ

Tôm càng xanh thu hoạch cần nhiều nhân công. Và chủ yếu bán tươi sống nên khó tiêu thụ; giá tiếp tục giảm sâu do nhu cầu thị trường giảm mạnh. Tại Kiên Giang, hiện trong tỉnh lượng tôm nuôi tới thời kỳ thu hoạch khá lớn, rất cần có kênh kết nối để tiêu thụ. Dự kiến, trong tháng 8, sản lượng tôm nuôi nông dân các huyện ven biển sẽ thu hoạch thu hoạch khoảng 12.500 tấn. Trong đó, riêng tôm càng xanh là 2.000 tấn.

Trong khi tôm sú, tôm thẻ chân trắng được các nhà máy thu mua chế biến xuất khẩu là chính nên việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Còn tôm càng xanh chỉ tiêu thụ nội địa và phải thu hoạch. Vận chuyển tôm sống tới tay người tiêu dùng nên rất khó khăn. Khi thu hoạch tôm càng xanh thường phải tát cạn vuông và bắt hết một lượt, cần lượng nhân công lớn. Do thực hiện giãn cách xã hội nên việc thuê người thu hoạch tôm càng xanh cũng rất khó. Vì vậy, giá tôm càng xanh tại Kiên Giang đã giảm mạnh, chỉ còn 80.000-110.000 đồng/kg.

Không riêng gì tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ cùng đồng loạt rớt giá. Cụ thể: giá tôm thẻ loại 30 con/kg có giá 135.000 đồng, loại 50 con/kg có giá 108 ngàn đồng. Và loại 100/kg có giá 72.000 đồng. Trong khi đó, giá tôm sú loại 20 con/kg có giá 200.000 đồng; loại 30 con/kg có giá 160.000 đồng, loại 40 con/kg có giá 125.000 đồng.

Khó khăn trong quá trình tiêu điểm tiêu thụ 
Giá tôm càng xanh giảm mạnh

Nguyên nhân dẫn đến giá tôm càng xanh giảm mạnh

Nguyên nhân khiến giá tôm giảm mạnh là do nguồn cung tăng mạnh. Trong khi tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang gặp khó do dịch bệnh Covid-19. Nếu như tôm sú, tôm thẻ được doanh nghiệp thu mua chế biến để xuất khẩu. Thì tôm càng xanh chỉ tiêu thụ nội địa và phải thu hoạch; vận chuyển tôm sống tới tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, để thu hoạch tôm càng xanh thường phải tát cạn vuông và bắt hết một lượt, cần lượng nhân công lớn. Do thực hiện giãn cách xã hội nên việc thuê người thu hoạch tôm càng xanh cũng rất khó. Giá giảm mạnh như thế này thì thật tội cho người nuôi quá. Công sức nuôi trông, bao nhiêu kỳ vọng vào mùa thu hoạch lại gặp phải cảnh giá cả bấp bênh như thế này thì quá buồn. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, trong tháng 8 dự kiến sản lượng thu hoạch 53.000 tấn thủy sản; sản lượng tiêu thụ trong tỉnh khoảng 4.300 tấn.

Riêng tôm càng xanh ở huyện Hồng Dân diện tích đến kỳ thu hoạch khoảng 975ha. Khả năng cung ứng khoảng 3tấn/ngày cần tiêu thụ. Hợp tác xã Nông nghiệp Ba Đình, xã Vĩnh Lộc A, sản lượng tôm cung ứng khoảng 2-3 tấn/ngày. Và có thể nhiều hơn nếu có nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, theo nhận định thị trường đầu ra tôm nuôi trên địa bàn Bạc Liêu không chỉ khó bán mà giá giảm sâu khiến người nuôi lo lắng (giảm khoảng 15 – 20% tùy theo kích cỡ tôm).

Nguyên nhân dẫn đến giá tôm càng xanh giảm mạnh
Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang gặp khó do dịch bệnh Covid-19

Triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân

Hiện tại, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang cho biết. Họ đang phối hợp với các ngành, huyện, HTX, siêu thị Co.opmart trên địa bàn tỉnh. Sẽ tìm ra phương án sớm nhất để kịp thời giải cứu tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân các huyện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cũng liên hệ Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT) hỗ trợ tìm khách hàng trong phạm vi cả nước, nhằm kịp thời tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Chậm nhất vào cuối tháng 8 sẽ liên kết thông suốt giữa đầu ra và đầu vào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *