Sở Công thương Hà Nội cho xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố, nhằm đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương đang có khu vực cách ly. Đến nay, các doanh nghiệp lớn, các hệ thống siêu thị đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp từ 300 – 500% so với lúc bình thường, đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Các mặt hàng có nhu cầu cao như là khẩu trang và nước rửa tay cũng được các doanh nghiệp cho dự trữ với lượng lớn đảm bảo đủ cung cấp cho người dân.
Hà Nội tăng cường công tác chuẩn bị đối phó dịch bệnh
Các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa bán hàng muộn. Tăng cường nhân viên giao hàng để đẩy mạnh các hình thức bán hàng online. Từ đó lượng bán hàng online của các doanh nghiệp đã tăng gấp 3-4 lần so với trước đó. Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày, hiện lên đến 174 nghìn tỷ đồng và vẫn đang tiếp tục gia tăng, đại diện Sở Công Thương thành phố cho biết.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2704/UBND-KT về bố trí địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố trong thời gian chống dịch Covid-19… Xét đề nghị của Sở Công Thương Hà Nội, đồng thời nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa; giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối. Hoặc trong trường hợp các chợ đầu mối của thành phố tạm đóng cửa.
Hà Nội trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết nông sản
UBND Thành phố nhất trí chủ trương trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết nông sản, hàng hóa thiết yếu. Nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, 5 địa điểm gồm: Khu Công nghiệp phụ trợ Nam Hà Nội (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên), khu tái định cư ở xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn), ô đất trống ở xã Dương Xá (huyện Gia Lâm), bến xe Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) và Trung tâm Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm).
UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành và địa phương liên quan; đã triển khai thực hiện chủ trương trên. Trong đó, Sở Công Thương phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải, Xây dựng và các đơn vị liên quan hướng dẫn UBND các quận, huyện có địa điểm nêu trên tổ chức triển khai và đưa vào hoạt động.
Biện pháp chống dịch của sở y tế
Sở Y tế hướng dẫn các điều kiện, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định; tại các địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nêu trên cho người dân và phương tiện vận chuyển… Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông; bảo đảm quá trình vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, thành phố vào địa điểm tập kết, trung chuyển thuận lợi, thông suốt. Hướng dẫn các quận, huyện bố trí các vị trí cho các xe tại các điểm trung chuyển; nhằm bảo đảm quy định giao thông và phòng, chống dịch…
UBND các quận, huyện có địa điểm được trưng dụng thực hiện rà soát; hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện cần thiết khi đưa vào hoạt động; bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Các đơn vị quản lý kinh doanh, khai thác chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối; đơn vị chủ quản 5 địa điểm tập kết, trung chuyển xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động; và việc giãn cách một số đầu mối hoặc phải di dời đến các địa điểm trên để bảo đảm hoạt động bình thường; và quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Cập nhật thông tin thị trường mới nhất tại detalab.com.