Trong thị trường đầu tư trái phiếu hiện nay, những rủi ro tiềm ẩn là vô cùng nhiều. Do đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc và lựa chọn đầu tư vào những loại trái phiếu có bảo lãnh trái phiếu rõ ràng để đảm bảo quyền lợi khi tham gia đầu tư. Không phải ai cũng biết thông tin về bảo lãnh trái phiếu, liệu loại bảo lãnh này có giống với hợp đồng bảo hiểm thông thường không, đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm các thông tin về bảo lãnh trái phiếu ngay nhé!
Bảo lãnh trái phiếu không phải là chính sách bảo hiểm
Bảo lãnh trái phiếu không phải là chính sách bảo hiểm. Mặc dù chúng đều cam kết bồi thường cho một trong các bên liên quan. Hợp đồng bảo hiểm là một thỏa thuận giữa hai bên. Trong đó, người được bảo hiểm phải trả phí cho công ty bảo hiểm. Và nhận các quyền lợi đã cam kết trong trường hợp xảy ra tổn thất. Đối với trái phiếu có bảo lãnh, có ba bên tham gia. Bao gồm: Bên bán trái phiếu (bên được bảo lãnh), công ty bảo lãnh và bên mua trái phiếu được phát hành.
Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên. Trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm.
Trong khi đó, theo luật bảo lãnh, nếu bất kỳ tổn thất nào do trái phiếu gây ra cho bên công ty bảo lãnh. Thì bên bán phải hoàn trả phí cho công ty này. Do vậy, bên bán sẽ được yêu cầu ký thỏa thuận bồi thường. Hoặc một thỏa thuận tương đương có lợi cho công ty bảo lãnh trước khi trái phiếu được phát hành cho bên mua.
Sự khác biệt so với hợp đồng bảo hiểm
Trong việc bảo lãnh một trái phiếu. Người bảo lãnh sẽ xem xét thái độ, hoàn cảnh của bên yêu cầu được bảo lãnh. Tùy thuộc vào bản chất bảo lãnh. Người bảo lãnh cũng sẽ yêu cầu những biện pháp bảo đảm an toàn hơn như thế chấp bất động sản, cổ phiếu. Mục đích chính của công ty không phải là để trả các khoản lỗ. Mà là thực hiện một dịch vụ mua – bán cho các cá nhân. Hoặc tập đoàn đáng tin cậy có nhu cầu về trái phiếu. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa trái phiếu có bảo lãnh và hợp đồng bảo hiểm.
Hơn nữa, trong bảo hiểm, công ty bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng giữa chừng với bên được bảo hiểm. Kèm theo phí hoàn lại trong thời gian hợp đồng chưa kết thúc. Ngược lại, nhiều trái phiếu không thể bị hủy bỏ trừ khi có lý do cụ thể hợp pháp. Do đó, thời hạn của trái phiếu phụ thuộc vào việc bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ. Hoặc hết hạn vào ngày đã định sẵn (nếu có).
Rủi ro khi đầu tư trái phiếu hiện nay
Trong số các trái phiếu được phát hành trong nửa đầu năm 2021. Có 18,6% được bảo đảm bằng BĐS. 11% được đảm bảo bằng tài sản. 33% được đảm bảo bằng một phần tài sản. BĐS và một phần là cổ phiếu; 9,3% được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu và 28% là không có tài sản đảm bảo.
“Chúng tôi nhắc lại lưu ý rằng, việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa. Vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo. Thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng”. Các nhà tư vấn đến từ SSI khuyến nghị và nhấn mạnh về rủi ro với TPDN đang tăng lên. Khi môi trường lãi suất thấp, giúp dòng tiền đầu tư cũng tìm đến kênh BĐS nhiều hơn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp BĐS cũng tăng mạnh huy động vốn trái phiếu. Để triển khai các dự án, là nhóm phát hành nhiều nhất từ 2019 đến nay. Tuy nhiên, dịch bệnh dai dẳng đang khiến cho môi trường kinh doanh của nhóm này bớt thuận lợi. Việc thanh khoản của thị trường BĐS có xu hướng giảm. Cho thấy sức hấp thụ đang suy yếu dần. Các hoạt động triển khai dự án, sự kiện mở bán bị gián đoạn do dịch bệnh. Hoạt động đầu tư công các dự án cơ sở hạ tầng đang chậm hơn dự kiến.
Hy vọng bài viết trên đây cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn. Tham khảo thêm nhiều bài viết hơn tại chuyên mục Trái phiếu để cập nhật các kiến thức về thị trường trái phiếu hiện nay nhé!