Thị trường nhập khẩu thịt lợn có dấu hiệu tăng trưởng cao

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá thịt lợn hơi ở trong nước vẫn có xu hướng giảm mạnh. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cho nên việc tiêu thụ giảm đi, tuy nhiên nguồn cung ngày càng phục hồi hơn. Hiện tại, thị trường nhập khẩu thịt lợn có dấu hiệu tăng trưởng cao. Nguyên nhân từ đầu khiến cho giá thịt lợn trong nước lại giảm xuống, mà giá nhập khẩu lại tăng cao đến như vậy. Hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thể nắm rõ tình hình giá lớn hiện nay nhé.

Nhiều quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc

Dù giá lợn hơi trong nước đã giảm nhiều khi chăn nuôi gần hồi phục so với trước dịch tả heo Châu Phi. Nhưng nhập khẩu thịt lợn dự báo vẫn ở mức cao. Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam đạt 80,85 nghìn tấn (thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh), trị giá 187,13 triệu USD, tăng 154,8% về lượng và tăng 144,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.314 USD/tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhiều quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc
Nhiều quốc gia đẩy mạnh cung ứng thịt heo sang thị trường Trung Quốc

Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 33,86 nghìn tấn, trị giá 93,38 triệu USD, tăng tới 414,1% về lượng và tăng 405% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.757 USD/tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước dịch tả heo Châu Phi (ASF), nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn do vẫn còn thâm hụt cung – cầu.

Theo Rabobank, động lực nhập khẩu mạnh sẽ có thể tiếp diễn trong nửa cuối năm 2021. Ngoài ra, giá thịt lợn nhập khẩu có thể giảm do cạnh tranh thương mại toàn cầu đang tăng lên khi nhu cầu tại Trung Quốc yếu đi.

Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu thịt heo trong những tháng cuối năm

Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2021, các quốc gia này có thể phải giảm lượng hàng. Khi mà Trung Quốc đang có những biến cố nhất định. Hồi giữa tháng 7/2021, Trung Quốc cho biết có thể sẽ giảm 50% sản lượng mua vào trong nửa cuối năm nay so với 6 tháng đầu năm. Lý do là thịt heo nội địa rẻ hơn nguồn nhập khẩu, ông Jim Huang, Giám đốc China-America Commodity Data Analytics. Một công ty tư vấn độc lập về thị trường nông sản, nhận định.

Giá heo hơi toàn cầu kỳ hạn tăng hơn 25% tại Chicago; Mỹ trong năm nay do nhu cầu lớn và giá thức ăn lên cao. Ngược lại, giá loại thịt này tại Trung Quốc giảm hơn 50%. Do nguồn cung tăng vì đàn lợn phục hồi sau dịch tả lợn châu Phi.

Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu thịt heo trong những tháng cuối năm
Khôi phục được dịch tả lợn Châu Phi

Thị trường thịt heo Việt Nam đầu năm 2021

Như trước đó đã đưa tin, theo số liệu của Tổng cục Hải quan. Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 379.640 tấn thịt. Và các sản phẩm từ thịt với giá trị kim ngạch đạt 750,7 triệu USD; tăng gần 24% về lượng và tăng 53,7% về trị giá; ước tính giá nhập khẩu bình quân đạt 1.977 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, riêng nhóm hàng thịt heo lạnh và đông lạnh. 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 80.850 tấn với tổng trị giá 187,13 triệu USD; tăng 154,8% về lượng và tăng 144,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đáng lưu ý, giá thịt heo đông lạnh nhập khẩu trung bình khoảng 2.314 USD/tấn. Và đã giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình mỗi kg thịt heo nhập khẩu về Việt Nam có giá hơn 2,3 USD/kg. Trong đó chưa bao gồm các loại thuế phí, tương đương hơn 50.000 đồng/kg.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *