Trái phiếu chính phủ là một trong những kênh đầu tư và gọi vốn quan trọng của một quốc gia, có tác động rất lớn lên nền kinh tế tài chính của quốc gia đó. Đối tượng mua trái phiếu này chủ yếu là các ngân hàng, kể cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp ngân hàng hàng thiếu nguồn cung tiền thì thị trường trái phiếu chính phủ giảm xuống nghiêm trọng. Mới đây, thị trường trái phiếu chính phủ rơi vào tình trạng ế ẩm do nguồn tiền không còn dồi dào, cùng detalab.com tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích khi đầu tư trái phiếu chính phủ
Về mặt pháp lý, căn cứ Điều 8 Nghị định 01, Chính phủ cam kết về quyền lợi khi đầu tư trái phiếu. Đó là chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ. Và đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán. Đồng thời, được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu. Và cầm cố trong các quan hệ tín dụng. Và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, so với loại hình đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Trái phiếu Chính phủ được đánh giá là một kênh đầu tư khá ổn định. Và phù hợp cho các nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi. Và có thể bán lại dễ dàng cho các nhà đầu tư khác.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng trái phiếu chính phủ như một công cụ an toàn. Nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Phân bổ dòng tiền và giảm thiểu rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định. Trái phiếu chính phủ cũng là một kênh đầu tư quan trọng của những tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn. Đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty bảo hiểm; Quỹ đầu tư an toàn; Quỹ hưu trí tự nguyện.
Trái phiếu chính phủ ế do ngân hàng không còn dư tiền
Tỷ lệ đấu thầu thành công của TPCP giảm mạnh. Do thanh khoản hệ thống ngân hàng không còn dồi dào trong giai đoạn cận Tết Nguyên đán. Trong tuần qua (1/2- 5/2), Kho bạc Nhà nước gọi thầu 6.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Nhưng chỉ có 80 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 20 năm được phát hành ở lãi suất không đổi 2,89%/năm.
Các kỳ hạn 10 và 15 năm có khối lượng đăng ký khá nhiều. Nhưng gọi thầu không thành công do vùng lãi suất đăng ký tăng đáng kể (0,1 – 0,13%) so với phiên gọi thầu trước đó. Tình trạng “ế” của TPCP đã manh nha từ tuần trước. Khi KBNN (kiều bào nước ngoài) gọi thầu 10.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ đăng ký và tỷ lệ trúng thầu đều giảm khá mạnh. Ở mức lần lượt là 206% và 75% (so với 335% và 100% của tuần trước).
Thị trường trái phiếu cũng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến tăng của lãi suất trên liên ngân hàng
Theo giới phân tích, thị trường trái phiếu cũng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến tăng của lãi suất trên liên ngân hàng. Thực tế, ngay đầu tháng 2, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh. Do nhu cầu thanh khoản dịp cuối năm.
Trong ngày giao dịch ngày 3/2, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng vọt lên mức 2,52%/năm đối với kì hạn qua đêm. Và 2,47%/năm với kỳ hạn 1 tuần; 2,65%/năm với kỳ hạn 2 tuần. Và 2,39%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Đồng thời, khối lượng vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng liên tục ở mức cao. Đạt đỉnh điểm 111.617 tỷ đồng vào ngày 4/2. Trong đó, kì hạn qua đêm luôn chiếm hơn 80%. Mặc dù đã hạ nhiệt sau khi NHNN bơm hơn 36.000 tỷ đồng qua kênh cầm cố OMO. Nhưng lãi suất trên thị trường 2 hiện vẫn gấp từ vài lần đến hàng chục lần so với cuối năm 2020 tại hầu hết kì hạn.
Theo kế hoạch, KBNN dự kiến phát hành 100.000 tỷ đồng TPCP trong quý I. Tăng so với kế hoạch phát hành 50-60.000 tỷ của cùng kỳ 2020. Trong tháng 1/2021, KBNN đã phát hành tổng cộng 23.500 tỷ đồng. Tăng 147% so với tháng 1/2020. Nhưng chỉ tương đương 23,5% kế hoạch phát hành quý. Trong tháng 2 dự kiến có khoảng 21.300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ đáo hạn (gấp 3 lần lượng đáo hạn trong tháng 1/2021). Và thanh khoản trên liên ngân hàng sau Tết sẽ dồi dào trở lại. Bởi vậy, nhu cầu đầu tư TPCP dự kiến sẽ tăng trở lại.