Hiện nay, thị trường đầu tư trái phiếu đang được rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Đây là kênh gọi vốn hợp pháp và hiệu quả, được đánh giá cao trên thị trường. Tuy nhiên, theo quy định, không phải doanh nghiệp nào cũng được phép phát hành trái phiếu để thu hút vốn đầu tư từ ngân hàng. Một số doanh nghiệp có nợ xấu sẽ không được bán trái phiếu cho ngân hàng, tìm hiểu thêm thông tin cụ thể về việc mua, bán trái phiếu từ doanh nghiệp có nợ xấu và ngân hàng ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tổng quan về nợ xấu
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi. Đây là các khoản nợ dưới chuẩn. Đây là những khoản nợ mà người đi vay (có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp) không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi. Vào ngày đến hạn trong hợp đồng cam kết, thường là quá 3 tháng. Nếu cá nhân hay doanh nghiệp của bạn bị liệt vào nhóm nợ xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay vốn ở những ngân hàng. Hay các tổ chức tín dụng khác.
Khi bạn hay doanh nghiệp đi vay vốn tại bất kỳ tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào. Thì đơn vị đó sẽ cung cấp thông tin cho CIC. CIC sẽ tổng hợp dữ liệu để đánh giá và phản ánh lịch sử tín dụng. Khi tên bạn bị CIC ghi vào danh sách nợ xấu. Thì khả năng vay vốn lần sau của bạn sẽ rất thấp. Đối với từng nhóm thì sẽ có các mức độ khác nhau. Ở mức độ thông thường, bạn vẫn có thể vay vốn. Nhưng cần phải chứng minh khả năng chi trả, thu nhập ổn định. Cũng như yêu cầu người bảo lãnh, yêu cầu tài sản thế chấp,…
Còn trong trường hợp khả năng vay vốn của bạn gần như là bằng 0. Thường là mất 2 năm để điểm CIC của bạn trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với một số tổ chức tín dụng hay ngân hàng khó thì họ sẽ vĩnh viễn không cho vay tiền nữa.
Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu ở doanh nghiệp có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua đã phát sinh việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp. Với mục đích cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư. Thông tư này quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Không bao gồm trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.
Dự thảo thông tư trên cơ sở kế thừa Thông tư số 22 năm 2016 và Thông tư 15 năm 2018. Quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Nhằm bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cũng như kiểm soát hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng phát triển lành mạnh, bền vững.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định. Ngân hàng thương mại chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có tỉ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm trước liền kề. Trừ trường hợp mua theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp có phát sinh nợ xấu trong vòng 12 tháng gần nhất
Ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu. Bao gồm mua từ phát hành lần đầu và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác của doanh nghiệp phát hành. Mà có phát sinh nợ xấu tại tổ chức tín dụng mua và tại tổ chức tín dụng khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định mua. Theo ban soạn thảo, quy định này nhằm hạn chế tổ chức tín dụng không kiểm soát được tỉ lệ nợ xấu dưới 3%. Nhưng vẫn mua bán trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời góp phần hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng…
Dự thảo thông tư cũng quy định ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ. Hay đảo nợ của chính doanh nghiệp phát hành. Bởi theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua đã phát sinh việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp. Với mục đích cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn gặp khó trong sản xuất, kinh doanh. Và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn. Từ đó phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Tìm hiểu thêm các điều kiện phát hành trái phiếu cũng như các thông tin khác liên quan đến trái phiếu tại chuyên mục Trái phiếu của chúng tôi nhé!
Ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để góp vốn
Ngoài ra, ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để góp vốn. Và mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Qua công tác kiểm tra hoạt động của tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho biết đã phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Với mục đích thực hiện chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp, tăng quy mô vốn hoạt động. Nhưng thực tế là huy động vốn để góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác… Điều này khiến ngân hàng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn. Và dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu, tình hình thực hiện dự án.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý đã nhiều lần cảnh báo về việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn với lãi suất cao, tiềm ẩn rủi ro. Nghị định số 81/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018. Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ ban hành. Nó có hiệu lực từ tháng 7-2020 cũng theo hướng siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng cảnh báo rủi ro. Khi các công ty chứng khoán, ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Không chuyên mua trái phiếu doanh nghiệp bằng mọi giá. Không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao. Vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu. Bao gồm cả gốc và lãi. Nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.