Như tất cả mọi người cũng đã biết ngành nông nghiệp đang được chuẩn bị bắt đầu vào mùa thu hoạch một số loại nông sản chính là cả tỉnh thành. Tuy nhiên, tình hình dịch diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Nó khiến cho việc thu mua gặp nhiều khó khăn cản trở. Hiện tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang cố gắng triển khai những phương án hợp lý. Giúp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhận định về thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân hiện nay nhé.
Mục lục
Giá nông sản tăng trưởng mạnh
Hiện nay, nhiều HTX ở Vĩnh Long nói riêng cũng như ở ĐBSCL nói chung đang phát huy vai trò đầu mối tập hợp và tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Riêng mặt hàng khoai lang tím Nhật đã có 12 đơn vị là doanh nghiệp, HTX, cá nhân sản xuất, cung cấp khoai lang trong tỉnh được hỗ trợ.
Mặt hàng khoai lang tăng ở mức nhẹ
Ở lĩnh vực rau củ có nhiều HTX đang phát huy tốt vai trò cầu nối như: HTX khoai lang Thanh Ngọc (Bình Tân), HTX nấm Vũng Liêm (Vũng Liêm), HTX xà lách xoong Thuận An (TX Bình Minh)…Ở nhóm trái cây có HTX cam sành Hiếu Trung (Vũng Liêm), HTX bưởi 5 roi (TX Bình Minh), HTX Nông nghiệp Tích Khánh (Trà Ôn). Ông Sơn Văn Luận, Giám đốc HTX Thanh Ngọc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Hàng tuần, HTX thu mua và giao hàng cho các nhóm thiện nguyện tặng bà con ở TP.HCM khoảng 20 tấn khoai lang. Đây là số khoai của nông dân ngoài HTX, còn khoai của thành viên đã tiêu thụ hết.
Tuy nhiên, hiện tại xã Thành Trung còn nhiều khoai tồn đọng trên đồng nhưng số lượng chỉ tiêu thụ được chậm do thị trường tiêu thụ không có, đi lại khó khăn nên ít thương lái đến mua. Giá khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân giá vẫn ở mức thấp 60.000 – 70.000 đồng/tạ. Có nơi tăng nhẹ 10.000 đồng/tạ lên 80.000 đồng/tạ so với hồi giữa tháng 7. Mức giá này vẫn thấp hơn 20.000 đồng so với tháng 6. “Nguyên nhân, giá bán ra chỉ khoảng 80.000 đồng/tạ, tối đa được 90.000 đồng/tạ. Cao hơn nữa người ta không mua”, ông Luận nói.
Chia sẻ của giám đốc sở cho hay
Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho hay: Từ nay đến hết tháng 11/2021, toàn tỉnh có hơn 2.300ha khoai lang của 2 vụ hè thu và thu đông 2021 sẽ được thu hoạch. Sản lượng dự kiến đạt khoảng 80.000 tấn. Từ khi khoai lang rớt giá vào tháng 5/2021 đến nay, do đầu ra đang gặp khó, giá bán thấp nên người trồng khoai ở Vĩnh Long ngại xuống giống tiếp. Diện tích khoai của tỉnh Vĩnh Long giảm đáng kể.
Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Long mới trồng được hơn 8.365 ha khoai lang. Tính cả 3 vụ ĐX 2020-2021, HT 2021 và TĐ 2021 (tập trung chủ yếu ở huyện Bình Tân). Đạt 60% kế hoạch và giảm 3.288ha so với năm ngoái. Trong đó, diện tích khoai đã thu hoạch gần 6.000ha, năng suất trung bình 34,6 tấn/ha; sản lượng thu hoạch gần 208.000 tấn. Riêng vụ hè thu 2021, nông dân chỉ xuống giống được 192ha, đạt 4% kế hoạch, giảm 76% so cùng kỳ.
Chuyển đổi phương thức bán hàng
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến một bộ phận người dân e ngại khi đến các cửa hàng. Để mua trực tiếp hoặc chỗ đông người như chợ, siêu thị… Trong khi đó, việc vận chuyển hàng hóa càng gặp khó khăn hơn trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì thế một số mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP tồn đọng khá lớn không có đầu ra. Trước tình hình này, nhiều HTX, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi sang hình thức bán hàng trực tuyến.
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Tại tỉnh Bạc Liêu, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX và nông dân tiếp cận với chuyển đổi số. Để đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Một số cơ sở, doanh nghiệp, HTX đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm bằng cách mở ra kênh bán hàng mới trên mạng xã hội. Đây được xem là đòn bẩy để các cơ sở, doanh nghiệp, HTX. Và các chủ thể sản phẩm OCOP làm quen với sàn thương mại điện tử.
Tỉnh Bạc Liêu cũng đang triển khai đưa nông sản. Và các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Nhằm để tháo gỡ khó khăn, các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX). Đã đăng ký đưa sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP bán trên các trang mạng xã hội thông qua Website, Facebook, Zalo, Youtube hay các trang mạng xã hội khác. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân, HTX giải quyết lượng hàng hóa bị ùn ứ. Mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại công nghệ số.
Tập trung mạnh vào các giải pháp công nghệ
Điển hình là HTX Nông nghiệp tổng hợp Ba Đình (ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân). Khi thực hiện giãn cách xã hội thương lái không vào thu mua. Khi tôm càng xanh đến kỳ thu hoạch, HTX đã đứng ra tiêu thụ cho xã viên và nông dân.
Anh Nông Văn Thạch, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Ba Đình chia sẻ: Lượng tôm càng xanh của bà con xã viên khá nhiều. Nhưng không bán được, HTX đã sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook đăng sản phẩm để rao bán. Đến nay HTX đã thành lập được một điểm bán tại phường 2, thành phố Bạc Liêu và 2 điểm ở TP.Cần Thơ. Nhờ vậy, mỗi ngày HTX tiêu thụ được khoảng 200 – 300kg tôm cho xã viên và nông dân thông qua mạng xã hội.
Lên sàn thương mại điện tử, nông sản không bị làm giá
Trước tình hình tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn. Ngành chức năng đưa ra các giải pháp để giải quyết hiệu quả. Báo Bạc Liêu trích đăng một số ý kiến xung quanh vấn đề này.
Khó khăn của nông dân là không bán được sản phẩm tới người tiêu dùng nên giá trị thu về thấp vì không có thương hiệu. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi cách làm nông nghiệp nhờ dữ liệu và công nghệ số. Sàn thương mại điện tử có thể giải quyết được những khó khăn cho nông dân. Kết nối nông dân với người tiêu dùng. Sàn thương mại điện tử cũng sẽ kết nối nông dân với các nhà cung cấp những hàng hóa đầu vào cho nông dân. Để đảm bảo chất lượng, xuất xứ, không bị làm giả, giá cả cạnh tranh…