Quý II, dù cho dịch bệnh bùng phát, giá nhà liền thổ tại các quận như là 2, 7, 9, Gò Vấp và Nhà Bè vẫn leo thang từ 13% đến 20% so với cùng kỳ. Báo cáo về thị trường bất động sản nhà liền thổ TP HCM 6 tháng đầu năm 2021 của Savills Việt Nam đã cho biết, dù quý II là một thời điểm đợt dịch lần thứ tư bùng phát và diễn biến cực kỳ phức tạp, giá nhà phố biệt thự vẫn cứ tăng vọt do nguồn cung vô cùng khan hiếm.
Tuy là giá chào bán tăng, mảng tối của bức tranh toàn cảnh về thị trường này là mức độ thanh khoản thấp. Người Việt đã ưu tiên đổ tiền vào nhà đất khi nguồn cung vẫn còn hạn chế, hạ tầng phát triển mạnh khiến cho giá tài sản liền thổ liên tục leo thang.
Mục lục
Giá chào bán nhà phố, biệt thự trên thị trường lên mức cao nhất
Dữ liệu khảo sát của đơn vị này cho thấy, trong quý II, giá chào bán nhà phố, biệt thự trên thị trường thứ cấp ghi nhận từ các giỏ hàng cố định đã tăng trung bình 13% theo năm. Nhà liền thổ tại quận 7, thuộc khu Nam Sài Gòn, có mức tăng cao nhất với 20% theo năm. Trong khi các quận 9, Nhà Bè, quận 2, và Gò Vấp leo thang 13-19% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung giảm so với cùng kỳ năm ngoái
Nguồn cung sơ cấp bất động sản liền thổ toàn TP HCM trong ba tháng qua chỉ ghi nhận 570 căn. Giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhà liền kề chiếm 49% thị phần. Tập trung tại khu vực ngoại thành, thuộc các quận, huyện ven đô. Riêng rổ hàng mới trong quý đạt 300 căn từ một dự án mới ở quận 12. Và bốn dự án mở bán thêm tại Thủ Đức, Gò Vấp và Tân Phú. Nguồn cung nhà phố thương mại tiếp tục khan hiếm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, nguồn cung sơ cấp nhà phố, biệt thự chào bán ra thị trường chỉ đạt hơn 770 căn. Thấp nhất trong 5 năm qua, giảm 44% theo năm. Cùng với rổ hàng ngày càng ít dần, lượng giao dịch nhà phố, biệt thự trong 6 tháng qua chỉ đạt khoảng 500 căn. Giảm 51% theo năm. Đa phần hàng tồn kho ở phân khúc này chủ yếu là các căn nhà có giá trị trên 2 triệu USD. Hoặc sản phẩm trong các dự án quy mô nhỏ.
Các khu vực dự kiến tăng số lượng nguồn cung
Savills dự báo, đến năm 2023; thị trường nhà liền thổ dự kiến đạt 9.700 căn hoặc nền (nhà xây theo tiến độ). Thành phố Thủ Đức chiếm phần lớn với 32% thị phần. Tiếp theo là Bình Chánh chiếm 24%.
Giai đoạn 2021-2030, TP HCM dự kiến thành lập năm quận từ các huyện ngoại thành. Như Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ. Các địa phương có quỹ đất trống lớn là những huyện ven đô này sẽ trở thành tâm điểm phát triển bất động sản nhà ở trong thời gian tới. Quy hoạch nhà ở TP HCM đến 2030 đang ưu tiên phát triển nhà ở cao tầng. Vì vậy, nguồn cung nhà đất thấp tầng dự kiến tiếp tục khan hiếm. Và giá bán vẫn xu hướng tăng.
Lý do nhà liền thổ giá tăng vọt
Người Việt xem nhà đất là kênh trú ẩn an toàn
Bà Trang phân tích, đại đa số người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ; hơn các loại hình bất động sản khác. Vì tâm lý nhà đất là kênh trú ẩn an toàn khá mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua. Do đó, những sản phẩm nhà phố có pháp lý hoàn chỉnh. Đặc biệt, sản phẩm ở dự án của các chủ đầu tư uy tín, rất được nhà đầu tư quan tâm. Trên thị trường sơ cấp, tỷ lệ hấp thụ của bất động sản liền thổ thuộc nhóm khá tốt. Đồng thời giá các tài sản này thường tăng nhanh trên thị trường thứ cấp theo tiến độ hoàn thiện.
Nguồn cung nhà liền thổ ngày càng hạn chế
Theo bà Trang, nguồn cung sơ cấp phân khúc nhà liền thổ, biệt thự, nhà phố trong 6 tháng đầu năm chỉ ghi nhận hơn 770 căn. Giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Việc nguồn cung sụt giảm mạnh khiến các sản phẩm mới chào bán tăng giá trên thị trường sơ cấp theo quy luật khan hiếm hàng hóa. Đồng thời các nhà đầu tư mua đi bán lại vẫn tăng giá trên thị trường thứ cấp. Do đặc thù cung ít cầu nhiều.
Chuyên gia này dự báo, nguồn cung trong quý III có thể vẫn khá hạn chế. Do đợt dịch lần thứ tư đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành (trong đó có TP HCM). Nó làm gián đoạn các sự kiện mở bán trực tiếp.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.