Nikkei Asia đã đưa ra một số nhận định về công nghệ Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được cho là ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Các công ty như Samsung Electronics hay Pegatron đều đã có động thái rời khỏi Trung Quốc và đến Việt Nam trong những năm gần đây. Lý do là vì chi phí tăng cao, cũng như các bất ổn về thương mại và địa chính trị. Về các tập đoàn công nghệ đầu tư tại Việt Nam, không thể không kể đến Intel. Intel đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào Việt Nam kể từ năm 2006. Con số này cũng đã tăng thêm 475 triệu USD trong vòng 17 tháng qua.
Mục lục
Intel là một trong những tập đoàn công nghệ đầu tư nhiều vào Việt Nam
Năm 2010, nhà sản xuất chip nhớ, bán dẫn Intel đạt doanh thu hơn 38.400 tỷ đồng, tăng gần 60% so với năm trước đó.
Tính đến hết tháng 7 năm nay, Mỹ đã đăng ký đầu tư trực tiếp gần 9,7 tỷ USD vào Việt Nam, xếp thứ 11 trong số các quốc gia. Hiện tại, doanh nghiệp Mỹ tạo doanh thu nhiều nhất ở Việt Nam chính là Intel. Năm ngoái, nhà sản xuất chip nhớ, bán dẫn đạt doanh thu hơn 38.400 tỷ đồng, tăng gần 60% so với năm trước đó.
Hiện tại, tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam vào khoảng 1,5 tỷ USD. Intel đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào nhà máy tại khu công nghệ cao Sài Gòn (Saigon Hi-Tech Park), quận 9, TP.HCM. Khoản đầu tư được công bố vào tháng 11/2006, xây dựng trên diện tích 47.000 m2 và bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2010.
Đến nay, Intel Products Việt Nam vẫn là dự án đầu tư công nghệ tỷ USD duy nhất của Mỹ vào Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nhà máy lắp ráp – thử nghiệm lớn nhất trong mạng lưới Intel toàn cầu.
Chặng đường 10 năm của Intel Việt Nam
Trong 10 năm qua, số lượng các nhà cung cấp của Intel đã tăng mạnh. Từ 20 nhà cung cấp vào năm 2010 lên đến khoảng 180 nhà cung cấp vào năm 2020. Triết lý của Intel là hợp tác và phát triển hệ sinh thái địa phương. Ở các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động. Tại Việt Nam, Intel cũng đã cung cấp chuyên môn kỹ thuật và quản lý cho nhiều nhà cung cấp địa phương. Đồng thời giúp họ mở rộng hoạt động kinh doanh. Cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài khác trong cùng ngành.
Việc Intel tuyên bố đầu tư vào Việt Nam vào năm 2006 đã giúp đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử. Việc này đã và sẽ thu hút thêm các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp trong ngành. Thúc đẩy cả về mặt kinh tế và xã hội cũng như thúc đẩy tăng trưởng trên toàn quốc. Intel cũng đã làm việc với Chính phủ Việt Nam về việc triển khai hệ thống hải quan điện tử (VNACCS), nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hiệu quả trong những năm qua.
Triển vọng khi đầu tư tại Việt Nam
Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam Kim Huat Ooi cho biết. Cùng với phần vốn đầu tư 1,04 tỷ USD ban đầu cho dự án lắp ráp và kiểm định (ATM). Gần đây, khi Intel giao các công nghệ tiên tiến nhất cho nhà máy Intel tại Việt Nam đã tạo ra những cơ hội. Cũng như triển vọng phát triển đầu tư vào sản xuất, lắp ráp cho thị trường này.
Mới đây, Tập đoàn Intel cũng đã đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV). Nhà máy lắp ráp và kiểm định (ATM) có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu.
Riêng trong năm 2020, mặc dù chịu tác động của đại dịch COVID-19, giá trị xuất khẩu của nhà máy vẫn đạt trên 13 tỷ USD. Chiếm 70% giá trị xuất khẩu của khu công nghệ cao và 30% tổng giá trị xuất khẩu của TP.HCM.
Trong 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào vận hành (2010 – 2019), IPV xuất khẩu lũy kế khoảng 36 tỷ USD.
IPV hiện đang sản xuất những chipset công nghệ mới nhất của Intel. Bao gồm 5G, IOT, desktop, mobile… cho khách hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, trung tâm này cũng đóng vai trò nghiên cứu phát triển. Trong các lĩnh vực thông tin kỹ thuật cao (công nghệ cho thương mại điện tử). Kiểm tra kiểm nghiệm sản phẩm, cũng như cung cấp dịch vụ hậu mãi.
Doanh thu tăng vọt của Intel Việt Nam
Số liệu kết quả kinh doanh của IPV minh chứng cho lựa chọn của tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ. Đầu tư vào Việt Nam là hết sức đúng đắn. Năm 2019, kết quả kinh doanh của Intel Việt Nam đột biến với doanh thu 24.067 tỷ đồng, tăng 54%. Lợi nhuận ròng 3.720 tỷ đồng, tăng 59%.
Tổng vốn đầu tư tại Intel Việt Nam lên đến hơn 1,5 tỷ USD. Nhà máy tại Việt Nam của Intel là nhà máy chế tạo ATM lớn nhất trong hệ thống. Đây còn có đủ nguồn lực duy trì công nghệ hiện đại. Giúp nâng công suất chế tạo từ 13 triệu đơn vị lên 15-16 triệu đơn vị sản phẩm/tuần…
Tính đến nay, IPV có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu và là đơn vị tiếp nhận đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam. Công ty có hơn 2.700 nhân viên.
“Intel sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất, chuyển đổi công nghệ lắp ráp và thử nghiệm, đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển đội ngũ của mình tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới”, ông Kim Huat Ooi cho biết.
Ông Kim Huat Ooi chia sẻ, việc Intel tăng đầu tư không chỉ là minh chứng cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam rất thuận lợi, hấp dẫn, mà còn là lực hút các dự án FDI vào Việt Nam.
Intel Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng
Mới đây, trong buổi hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp vốn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố, bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Intel Products Việt Nam cho biết công ty đang áp dụng trước tác động của dịch COVID-19.
Theo bà Uyên, tính từ ngày 15/7-15/8, chi phí phát sinh của công ty là 140 tỷ đồng. Đến ngày 15/9, con số trên có thể tăng nhiều hơn gấp đôi. Điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách và sản xuất công ty.
“Hiện, Intel Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Bởi nó đảm nhận sản lượng lớn các sản phẩm bán dẫn của tập đoàn. Và xuất khẩu đến nhiều đơn vị trên thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 64% tổng giá trị xuất khẩu của cả khu công nghệ cao và 35% toàn TP.HCM”, bà Uyên nói.
Nêu những con số trên, đại diện Intel Việt Nam đề xuất. Ưu tiên tiêm mũi vaccine thứ 2 cho người lao động để “không bị lãng phí mũi 1”. Nếu có đủ 2 mũi vaccine cho người lao động, hy vọng quý IV có thể nâng năng suất. Bù lại cho những sụt giảm trong thời gian qua.
Dịch bệnh ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ lớn
Bên cạnh đó, dịch bệnh tại Việt Nam cũng cản trở quá trình đầu tư. Và các sự dịch chuyển của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ.
Dòng smartphone Pixel 6 của Google sẽ được sản xuất tại Trung Quốc. Dù công ty này đã lên kế hoạch sản xuất thiết bị di động này ở miền Bắc từ cuối năm ngoái. Cũng như Pixel 5, mẫu điện thoại sắp ra mắt của Google sẽ được láp ráp tại Thâm Quyến. Do nguồn lực kỹ thuật hạn chế tại Việt Nam và những khó khăn trong việc đi lại.
Trong khi đó, Apple sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tai nghe AirPods mới nhất của mình ở Trung Quốc. Thay vì ở Việt Nam như kế hoạch trước đó. Apple vẫn hy vọng sau này sẽ chuyển khoảng 20% sản lượng AirPods mới sang Việt Nam.
Kế hoạch đưa một số cơ sở sản xuất MacBook và iPad của Apple sang Việt Nam cũng bị hoãn lại. Do thiếu nguồn lực kỹ thuật, chuỗi cung ứng máy tính xách tay chưa hoàn thiện. Tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp.
Ngoài Apple và Google, việc sản xuất chuông cửa thông minh, camera an ninh và loa thông minh cho Amazon cũng phải đối mặt với sự chậm trễ kể từ tháng 5 khi mà COVID-19 bùng phát ở một số địa phương ở miền Bắc.