Đáo hạn phái sinh, VN30-Index tăng trưởng ở cuối phiên giao dịch

Càng về cuối phiên giao dịch, thị trường chứng khoán phái sinh càng có nhiều biến động khó lường. Thời điểm đáo hạn giao dịch là thời gian xảy ra những thay đổi bất ngờ và khó đoán nhất. Giá của các cổ phiếu bắt được đẩy lên cao một cách nhanh chóng mặt. Hàng loạt những cổ phiếu dù đã tăng trong phiên giao dịch, tuy nhiên tới cuối kỳ vẫn được kéo lên một cách mạnh mẽ. Có thể nói, đây là một sự khó lường, khó đoán trước của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng. Hãy cùng detalab.com tìm hiểu chi tiết nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm đáo hạn phái sinh

Càng về cuối phiên giao dịch thì thị trường càng kích động hơn. Thời điểm đáo hạn phái sinh thường xuyên có những thay đổi giật cục không thể lường trước được. Khoảng 15 phút cuối đợt liên tục và phiên ATC là thời khắc của “thổi giá”.

Để đẩy VN30-Index nhanh nhất, dứt khoát nhất thì phải là các cổ phiếu trụ. Trong tình huống trụ của VN30 trùng với trụ của VN-Index thì thị trường chung được lợi khá nhiều.

Từ sau 2h thị trường bắt đầu có những tín hiệu khá rõ ràng. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá mạnh hơn. VHM leo dốc liên tục. VCB có 10 phút tăng dựng đứng. VPB vượt tham chiếu rất nhanh… Những trụ này kết hợp với sự hồi giá của nhiều blue-chips đưa VN-Index, VN30-Index vượt tham chiếu chớp nhoáng.

Thời điểm đáo hạn phái sinh
Thời điểm đáo hạn phái sinh có nhiều biến động

Dĩ nhiên màn đẩy giá mạnh nhất phải là đợt ATC. Các lệnh dồn vào một thời điểm, nhất là khi “tiêm lệnh” vào giây cuối sẽ khiến các nhà đầu tư thông thường không thể trở tay kịp.

Hàng loạt cổ phiếu quan trọng dù đã tăng mạnh những phút cuối đợt khớp lệnh liên tục, đến đợt ATC tiếp tục được đánh thốc lên. VIC từ giá 97.000 đồng nhảy vọt lên 104.000 đồng, tức là tăng 7,22% trong một lần khớp. VIC chốt phiên trên tham chiếu 6,23%. VHM phút cuối được kéo cao thêm 500 đồng nữa, tăng chung cuộc 0,91% so với tham chiếu. MSN đại nhảy vọt 1.200 đồng đợt ATC, chốt tăng 1,34%. TCB được giật qua tham chiếu 0,38%. MBB được đôn trở lại tham chiếu. VPB tăng 0,94%…

ATC liên tục được đẩy giá cao

VN-Index riêng trong đợt ATC được kéo cao thêm 8,64 điểm, VN30 tăng thêm 11,35 điểm. Chỉ số chính chốt ngày lên 1.374,85 điểm, tăng 1,02% so với tham chiếu. Phiên tăng hôm nay tương đương với phiên tăng đầu tuần này. Nếu tính theo giá đóng cửa thì VN-Index đã vượt lên đỉnh cao mới, nhưng tính theo dao động thì vẫn còn kém mức cao nhất của phiên ngày 17/8 một chút.

Điểm tích cực là đà hồi của blue-chips cũng kéo theo nhịp hồi của nhiều cổ phiếu khác trên sàn. Độ rộng bắt đầu thay đổi từ khoảng 2h15 trở đi, số mã tăng giảm đã cân bằng. Đến cuối phiên HoSE đã là 218 mã tăng/161 mã giảm. Có 26 cổ phiếu vọt lên giá kịch trần, cuối phiên sáng là 19 mã. Khoảng 130 mã sàn HoSE đóng cửa cao hơn mức tăng chỉ số là tín hiệu khá mạnh.

ATC liên tục được đẩy giá cao
ATC liên tục được đẩy giá cao với sự khó đoán của thị trường

Đáng chú ý, VHM, VCB và MWG đột ngột cùng giảm sốc kéo VN-Index rớt gần 5 điểm chỉ trong vài phút dù sau các cổ phiếu này ngay lập tức hồi lại đưa chỉ số trở về mức điểm cũ. Tình trạng nghẽn lệnh tái diễn ra ngay sau đó khiến các nhà đầu tư không thể khớp, hủy lệnh. Diễn biến này khiến các nhà đầu tư gần như không còn hy vọng VN-Index sẽ chạm được mốc 1.200 trong phiên này.

Việc giá được đẩy lên đột ngột trong phiên ATC khiến diễn biến trở nên khá “mơ hồ” khó lý giải. Dù vậy, ngưỡng 1.200 được xem là ngưỡng tâm lý quan trọng, việc phá vỡ được vùng giá hiện tại đã góp công lớn kích thích tâm lý nhà đầu tư sau một thời gian dài chỉ số lình xình.

Tổng thanh khoản đạt mức cao kỷ lục

Đợt kéo giá các blue-chips có thanh khoản khá lớn. Ví dụ VPB khớp ATC 128,1 tỷ đồng, VIC khớp 137,5 tỷ, VHM khớp 131,2 tỷ, MSN khoảng 60,7 tỷ. Riêng rổ VN30 đợt ATC giao dịch khớp lệnh tới 1.668 tỷ đồng. Đây là lượng tiền lớn.

Tổng thanh khoản hai sàn phiên chiều đạt 11.173 tỷ đồng, bằng 77% phiên sáng. Nhờ thanh khoản tốt cả hai phiên nên hôm nay giá trị khớp lệnh tiếp tục giữ được mức cao, chỉ giảm khoảng 3% so với hôm qua.

Đợt đẩy thốc giá cuối ngày cũng đưa đến một kết thúc khá đẹp. Top 10 cổ phiếu thanh khoản nhất sàn HoSE không có mã nào giảm, duy nhất MBB đứng tham chiếu, còn lại là tăng. VHM và HPG khớp vượt mốc ngàn tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài thỏa thuận đột biến ở SSI nhưng bán ra nhiều hơn. Mức ròng lên tới gần 703 tỷ đồng ở cổ phiếu này. Trong khi đó VHM được mua mạnh, mức ròng lên tới gần 236,8 tỷ đồng. Tính chung cả phiên khối ngoại vẫn bán ròng 750,5 tỷ đồng trên sàn HoSE và mua ròng 247,5 tỷ đồng sàn HNX với PVI từ sáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *