Các nhà phân tích tài chính cho rằng tỷ giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ sẽ có nhiều biến động trong sáu tháng cuối năm nay, nhưng do lượng kiều hối đổ về Việt Nam quá lớn nên mức tăng sẽ không đáng kể. Các chuyên gia của Chứng khoán SSI cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2021, đồng Việt Nam tăng giá 0,4% so với đô la Mỹ, trong khi hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mất giá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mục lục
Thông tin về sự thay đổi của tỷ giá
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, trong thời gian gần đây; đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng khá mạnh so với USD. Khiến kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này cũng chịu áp lực gia tăng. Ngoài ra, việc giá hàng hóa thế giới tăng mạnh trong suốt thời gian qua. Trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào; cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù nhập siêu nửa đầu năm 2021. Song dòng kiều hối và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn khá tích cực. Nên đủ để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa. Trong khi đó, tín dụng ngoại tệ cũng tăng cao, nên cung – cầu ngoại tệ vẫn khá cân bằng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối đổ về Thành phố đạt 3,7 tỷ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là mức tăng trưởng khả quan trong bối cảnh khó khăn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 từ mức 15,7 tỷ USD trong báo cáo hồi tháng 10/2020, lên đến 17,2 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Nhận xét của chuyên gia
Theo dự báo của SSI, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định trong dài hạn. Nhưng có thể dao động theo diễn biến của USD trên thị trường quốc tế trong ngắn hạn. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng; Ngân hàng Nhà nước có nhiều nguồn lực để ổn định tỷ giá và mức dao động trong cả năm nay chỉ khoảng 0,5%.
Trong khi đó, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối Ngoại hối và Thị trường vốn của Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm nay, USD vẫn cho thấy nhiều biến động mạnh. Chỉ số DXY- thước đo sức khỏe đô-la Mỹ – sau khi đạt đỉnh của năm vào cuối quý I thì lại bật tăng trở lại vào nửa cuối tháng 6/2021. Với việc đồng bạc xanh tăng mạnh, các đồng tiền trong khu vực châu Á chịu áp lực suy yếu tương ứng và VND cũng không phải ngoại lệ.
Theo ông Khoa, mặc dù trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá VND/USD đa phần; giao dịch trong biên độ 23.010 – 23.100 VND/USD với xu hướng thiên về VND tăng giá. Nhưng tình hình có xu hướng đảo ngược sau kỳ họp vào giữa tháng 6/2021; của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với quyết định chưa tăng lãi suất cơ bản USD cho đến năm 2023.
Nguyên nhân khiến tỷ giá có biến động
Cũng theo ông Khoa, một trong những nguyên nhân khiến VND chịu áp lực mất giá. Có thể kể đến như cán cân thương mại chuyển sang nhập siêu, mối lo về giá cả hàng hóa cao hơn; cùng khả năng lãi suất Mỹ bước vào chu kỳ tăng trở lại.
Còn Ngân hàng UOB dự báo rằng, tỷ giá có thể đứng ở mức 23.000 đồng trong quý III và quý IV/2021. Tiếp theo là 23.100 đồng trong quý I/2022 và 23.200 đồng trong quý II/2022.
Theo báo cáo mới nhất vừa đưa ra của UOB, dữ liệu trong tháng 4 và tháng 5/2021 cho thấy; kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi. Tuy nhiên, một làn sóng Covid-19 mới bùng phát ở nhiều địa phương đã dẫn đến; hạn chế di chuyển và làm gián đoạn một loạt hoạt động kinh doanh và sản xuất. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tích cực trong năm 2021. Phản ánh niềm tin từ các nhà đầu tư vào tầm quan trọng của Việt Nam; trong chuỗi cung ứng toàn cầu. UOB kỳ vọng, GDP Việt Nam năm 2021 tăng trưởng ở mức 6,7%.
Theo đánh giá của UOB, các chính sách can thiệp thị trường của Fed; trong thời gian tới sẽ gây áp lực không đáng kể lên VND. UOB dự báo, tỷ giá VND/USD có thể đứng ở mức 23.000 đồng trong quý III quý IV/2021. Tiếp theo là 23.100 VND/USD trong quý I/2022 và 23.200 đồng trong quý II/2022.
Xu hướng tỷ giá USD/VND
Nhìn chung, có một điều khá chắc chắn rằng, tỷ giá USD/VND sẽ khó duy trì được xu hướng bình ổn; như đã từng trải qua trong 6 tháng cùng kỳ 2020. Thay vào đó sẽ có nhiều biến động hơn trong 6 tháng cuối năm đến từ biến động trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là các động thái của Fed trong những tháng tiếp theo. Cũng như những rủi ro nội tại mà COVID-19 tạo ra.
Trong khi đó, cập nhật của UOB dự báo mới đưa ra cũng cho rằng; tỷ giá USD/VND có thể đứng ở mức 23.000 đồng trong quý III quý IV/2021. Tiếp theo là 23.100 đồng trong quý I/2022 và 23.200 đồng trong quý II/2022.
Theo báo cáo mới nhất vừa đưa ra của UOB, dữ liệu trong tháng 4 và 5/2021 cho thấy; kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi trên mức tăng trưởng GDP 4,5% trong quý I/2021 so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một làn sóng Covid-19 mới bùng phát ở nhiều địa phương đã dẫn đến hạn chế di chuyển; và làm gián đoạn một loạt các hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Theo dõi thêm nhiều bài viết khác về vàng và ngoại tệ cùng chúng tôi nhé!