Hãy đảm bảo những nguyên tắc này khi thiết kế cầu thang

Khi thiết kế hay xây dựng nhà phố, biệt thự một thứ không thể thiếu đó chính là cầu thang. Cầu thang là điểm kết nối không gian giữa các tầng, là nơi lưu thông các luồng sinh khí trong nhà. Cầu thang không chỉ là vật kết nối giữa các tầng trong ngôi nhà mà còn tạo ra vẻ đẹp, sự hiện đại và nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Dù bạn xây cao ốc, nhà phố hay chung cư thì đều phải quan tâm đến yếu tố cầu thang.

Hiện nay, cầu thang được thiết kế với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Có một số loại phổ biến như: cầu thang thẳng, cầu thang tròn, cầu thang xương cá, cầu thang xoắn ốc… Mỗi loại cầu thang đều có những đặc điểm riêng và được ứng dụng vào từng công trình khác nhau. Dù sử dụng mẫu thang nào cho ngôi nhà của mình thì chúng ta vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc sau trong thiết kế và xây dựng kiến ​​trúc.

Độ rộng và độ cao của bậc cầu thang

Độ rộng và độ cao của bậc cầu thang
Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế cầu thang nhà ở chính là độ rộng và độ cao bậc cầu thang

Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế cầu thang nhà ở chính là độ rộng và độ cao của các bậc cầu thang. Khi thiết kế phải chú ý độ rộng phù hợp diện tích cũng như nơi đặt cầu thang. Quá rộng hoặc quá hẹp đều khiến không gian trở nên mất cân đối, không hài hòa. Thông thường, độ rộng cầu thang thường từ 75 – 120cm, độ rộng các bậc thang 24 – 27cm và chiều cao là 16 – 18cm. Độ rộng mỗi bậc thang phải lớn hơn bàn chân của người trưởng thành.

Nó phải đảm bảo mang lại sự thoải mái, rộng rãi cho những bước chân của mọi người. Cầu thang quá hẹp, nhỏ khiến chúng ta đi dễ té, không đảm bảo an toàn. Còn nếu rộng quá lại chiếm nhiều diện tích và không cân đối với căn nhà.

Đảm bảo độ an toàn của cầu thang

Đối với loại hình nhà ở Việt Nam thì thiết kế cầu thang có kích thước nhất định. Chiều rộng (75 – 120cm), chiều cao trung bình của các bậc cầu thang (24 – 27cm). Loại hình nhà biệt thự hay nhà có diện tích tương đối rộng thì kích thước cũng có thay đổi: Độ rộng của cầu thang có thể hơn 1.5m. Chiều cao của lang can có thể tính từ trung tâm của mặt bậc cầu thang đến đến tay vịn có kích thước khoảng 90cm. Chiếu nghỉ được hiểu là nơi nghỉ chân tạm thời khi đi cầu thang. Thường thì cứ cách 13 – 15 bậc thì sẽ có một khoảng dành cho chiếu nghỉ. Đây là kích thước đảm bảo an toàn cho chính bạn và các thành viên trong gia đình, tránh những sự cố không đáng có.

Tiết kiệm không gian ngôi nhà

Tiết kiệm không gian ngôi nhà
Tiết kiệm không gian là nguyên tắc các nhà thiết nên ghi nhớ khi thiết kế nhà ở

Tiết kiệm không gian là nguyên tắc các nhà thiết nên ghi nhớ khi thiết kế nhà ở. Đối với những mô hình nhà nhỏ, nhà cấp 4 thì lựa chọn hình dáng cầu thang sao cho tiết kiệm không gian một cách tối đa nhất. Cầu thang xoắn ốc, cầu thang nhôm, cầu thang thẳng có lẽ là sự lựa chọn hợp lí nhất. Để tăng tính tiết kiệm bạn có thể thiết kế bên dưới cầu thang là một kệ sách hoặc vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Một khu vườn khô nhân tạo hiện hữa ngay trong ngôi nhà bạn vừa tận dụng không gian vừa tạo mĩ quang cho ngôi nhà. Bạn thấy sao?

Thiết kế cầu thang hợp hợp phong thủy

Cầu thang theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí của cầu thang được bố trí một cách khác nhau.

Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, thiết kế cầu thang uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn) sẽ rất tốt.Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.

Chú ý vị trí đặt cầu thang

Chú ý vị trí đặt cầu thang
Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính

Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những người nghiên cứu phong thuỷ. Cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể. Dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên các tầng và các phòng. Mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà. Cầu thang được tạo ra một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc và duyên dáng. Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng. Nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo; và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, khi thiết kế cầu thang, người ta thường bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà.

  • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào
  • Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nhà vệ sinh
  • Cầu thang không đặt ở trung cung
  • Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà

Trang trí nội thất nhà ở khoa học, cân bằng nội thất lẫn ngoại thất. Tạo cho ngôi nhà một sự cân bằng, hài hòa đến tuyệt vời. Cầu thang hợp phong thủy, có hình dáng đẹp, hiện đại là điều mà các gia chủ mong muốn. Vậy thì bạn phải tuân thủ các nguyên tắc mà chính tôi chia sẻ cho bạn nhé! Detalab.com chúc bạn có được sự lựa chọn thỏa đáng cho chính ngôi nhà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *