Nghị định về thanh toán giao dịch tại thị trường chứng khoán phái sinh

Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP được đưa ra bởi Chính phủ về chứng khoán phái sinh cũng như tại thị trường chứng khoán phái sinh. Bộ Tài chính đề xuất làm rõ việc xử lý trường hợp bị mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Những quy định này được đưa ra rất rõ ràng cho từng đối tượng thành viên, các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán phái sinh. Các trường hợp bị mất khả năng thanh toán sẽ được xử lý theo quy định mới, đảm bảo công bằng, minh bạch nhất.

Giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên, nhà đầu tư

Theo đó, thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ; bị mất khả năng thanh toán khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không kịp thời thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán lỗ vị thế; hoặc thanh toán tiền khi thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ thanh toán khoản tiền bồi thường theo quy định; tại điểm c khoản 4 Điều 11 theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
  • Bị phá sản hoặc tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp;
  • Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Quy định về các trường hợp mất khả năng thanh toán

Trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định tại điểm a nêu trên. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ dưới đây; để bù đắp theo trình tự sau:

Các trường hợp mất khả năng thanh toán
Quy định về các trường hợp mất khả năng thanh toán tại giao dịch chứng khoán phái sinh

Sử dụng tiền ký quỹ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán; tiền ký quỹ của khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;

Trường hợp tiền ký quỹ không đủ bù đắp nghĩa vụ thanh toán; Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng khoản đóng góp bằng tiền vào Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;

Sử dụng khoản đóng góp Quỹ bù trừ bằng tiền của các thành viên bù trừ khác; theo tỷ lệ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Trong trường hợp này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho các thành viên bù trừ liên quan; chi tiết về việc sử dụng Quỹ bù trừ ngay trong ngày sử dụng.

Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tài sản đã sử dụng của Quỹ; và thanh toán tiền lãi cho các thành viên khác theo lãi suất do Tổng công ty lưu ký; và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành

Sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo đúng quy định

Sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

Ngoài việc sử dụng các nguồn hỗ trợ quy định nêu trên; Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện các biện pháp sau; Yêu cầu thành viên giải trình lý do, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan; đến việc mất khả năng thanh toán, cung cấp danh sách khách hàng. Thông tin nhận biết khách hàng và thông tin trên tài khoản ký quỹ của khách hàng; phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hạn chế; hoặc không cho phép mở vị thế mới đứng tên thành viên này; ngoại trừ các giao dịch đối ứng…

Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ
Sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật

Hình thức đóng góp quỹ bù trừ rủi ro nghiệp vụ

– Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ bù trừ theo mức tối thiểu ban đầu sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký làm thành viên bù trừ; có nghĩa vụ đóng góp bổ sung định kỳ vào Quỹ bù trừ (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Thành viên bù trừ có thể đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán; theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

– Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp bổ sung bất thường vào Quỹ bù trừ. Theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

+ Thành viên bù trừ bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính; quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn;

+ Tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bị phong tỏa; tịch thu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tòa án

+ Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *