Người Việt ưu tiên đầu tư bất động sản, vàng rồi mới đến chứng khoán

Ông Michael Kokalari là chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ đầu tư VinaCapital. Trong một báo cáo mới công bố, ông cho biết, sự sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua mức tăng vốn hóa thị trường từ 30% lên 90% GDP. Số công ty có vốn hóa tỷ USD tăng từ 10 công ty năm 2015 lên 50 công ty như hiện nay. Ông cũng cho rằng, chứng khoán vốn không phải là ưu tiên hàng đầu của người Việt. Nhưng một khi đã lên ngôi thì không còn giải pháp đầu tư hấp dẫn nào hơn nữa.

Số lượng nhà đầu tư chứng khoán liên tục biến động

Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng biến động mạnh từ năm ngoái đến nay. Chỉ trong nửa đầu 2021, số tài khoản của nhà đầu tư mới đã nhiều hơn năm 2019 và 2020 cộng lại. Hiện tượng này có một phần nguyên nhân từ việc giảm khoảng 1,5% lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn một năm. Dẫn đến người dân phải tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế khi tiền gửi đáo hạn.

Theo chuyên gia này, nhà đầu tư Việt Nam vốn ưu tiên đầu tư vào bất động sản. Tiếp đến là vàng rồi mới đến đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường bất động sản gần đây giảm dần vì một số lý do. Bao gồm chậm tiến độ xây dựng do dịch bệnh. Trong khi vàng cũng mất dần sức hút khi chênh lệch mua bán đã thu hẹp từ năm ngoái. Đồng thời giá trong nước cũng cao hơn thế giới 17%.

“Trong bối cảnh không có nhiều giải pháp đầu tư khác hấp dẫn hơn. Ngày càng có nhiều người gửi tiết kiệm trong nước chuyển sang chứng khoán”. Đó là những gì ông Michael Kokalari nói.

Số lượng nhà đầu tư chứng khoán liên tục biến động 
Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng biến động mạnh từ năm ngoái đến nay.

Tín hiệu tích cực trong xu hướng phát triển của thị trường

Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân còn rất thấp so với quy mô dân số. Nhưng sự hưng phấn của họ là tín hiệu tích cực về xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán. Hiện số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân chiếm 3% dân số. Tương đương với tỷ lệ người dân Đài Loan có tài khoản chứng khoán cách đây 35 năm.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người tham gia chứng khoán lên 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030. Đây là mục tiêu khả thi nếu so sánh với quá trình gia nhập thị trường của nhà đầu tư cá nhân ở Đài Loan trong giai đoạn phát triển kinh tế tương tự Việt Nam hiện nay.

“Việt Nam đang áp dụng “mô hình phát triển Đông Á”. Đây là mô hình mà Đài Loan và các nước trong khu vực từng áp dụng để phát triển thịnh vượng. Đồng thời cũng kéo theo thị trường chứng khoán tăng trưởng thần tốc. Do đó, chúng tôi tin rằng chứng khoán Việt Nam cũng đang ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ”. Ông Michael Kokalari khẳng định.

Tín hiệu tích cực trong xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán
Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân còn rất thấp so với quy mô dân số.

Ông dự đoán làn sóng nhà đầu tư cá nhân vào thị trường chứng khoán còn tiếp diễn trong những thập kỷ tới. Cơ quan điều hành thị trường mới đây đã nâng cấp hệ thống giao dịch để đáp ứng nhu cầu đầu tư, giải quyết tình trạng nghẽn lệnh.

Hệ thống do Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc phát triển cũng đang được thử nghiệm để hỗ trợ giao dịch bán khống. Ngoài ra, các mảng dịch vụ kiến tạo thị trường chứng khoán hiện đại. Như công ty quản lý quỹ, quỹ hưu trí doanh nghiệp… Tất cả được sắp xếp để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh.

Tiền vào chứng khoán nhiều nhất một tháng của người Việt

Thanh khoản sàn TP HCM phiên đầu tuần vượt 27.500 tỷ đồng. Và khối lượng sang tay gần 828 triệu đơn vị. Đây là con số cao nhất trong vòng một tháng qua. Những lúc chỉ số bị nhấn xuống vì lực bán mạnh thì ngay lập tức có tiền chờ mua vào. Giá trị giao dịch nhờ đó vượt 27.500 tỷ đồng. Đạt mức cao nhất trong hơn một tháng qua. Khối lượng được sang tay cũng tăng mạnh lên 827,7 triệu đơn vị. Con số này hơn phiên cuối tuần khoảng 83 triệu đơn vị.

Rổ VN30 đóng góp thanh khoản gần 14.000 tỷ đồng. Nhưng khối lượng giao dịch chỉ chiếm 269 triệu cổ phiếu. 5 cổ phiếu đứng đầu về thanh khoản đều có giá trị trên 1.000 tỷ đồng. VHM xếp cao nhất trong danh sách này với gần 2.200 tỷ đồng. Tiếp đến là TCB 1.610 tỷ đồng. HPG 1.094 tỷ đồng. SSI 1.045 tỷ đồng. Và cuối cùng là VPB với 1.020 tỷ đồng.

Dòng tiền đã quay trở lại nhóm tài chính với gần 9.700 tỷ đồng. Bất động sản đứng thứ hai khi hút trên 5.800 tỷ đồng. Sau đó là nhóm nguyên vật liệu và công nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài kéo dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 5 liên tiếp. Giá trị mua vào hôm nay đạt 1.125 tỷ đồng. Tập trung nhiều ở MWG, HPG, ACB. Thế nhưng bán ra đến 2.078 tỷ đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *