UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để có thể đảm bảo cân đối cung cầu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hiện đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ rằng sẽ có biện pháp mạnh để khống chế dịch. Nhất là trong việc thực hiện Chỉ thị số 16 tại các tỉnh phía nam. Và các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng. Từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 8, nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu giảm mạnh và dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề cho đến cuối năm nay. “
Sản lượng dầu tiêu thụ giảm mạnh
Theo đó, BSR ghi nhận sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Và thiếu sức chứa do nhu cầu giảm đột ngột. Thế nên các thương nhân đầu mối đã giảm/dừng nhận hàng tại nhà máy; với khối lượng rất lớn (riêng tháng 7 khoảng 230.000 m3). Hơn nữa việc giãn lịch nhận hàng đã làm tồn kho của nhà máy tăng lên rất nhanh giai đoạn cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Tỉnh này dự kiến lượng hàng nhận của nhà máy trong tháng 8 chỉ khoảng 50-60% sản lượng của hợp đồng. Nhiều thương nhân đầu mối không có kế hoạch nhận hàng từ BSR. Do vậy, kho nhà máy đang tồn khoảng trên 200.000 m3 sản phẩm xăng dầu các loại (tương đương 1,2 triệu thùng) và gần 400.000 m3 dầu thô (tương đương 2,4 triệu thùng).
Bản thân BSR đã triển khai nhiều giải pháp như giảm công suất nhà máy xuống còn 90% (mức công suất kỹ thuật tối thiểu) từ ngày 3/8; tiến hành gửi kho 25.000 m3 xăng 95 và có kế hoạch gửi thêm khoảng 100.000-120.000 m3 ngay trong tháng 8 để đảm bảo duy trì vận hành nhà máy.
BSR phải đối diện với rủi ro cao
Bên cạnh việc giảm hiệu quả kinh tế do phải giảm công suất nhà máy. Và tồn kho sản phẩm đang tăng rất cao; thì BSR phải đối diện với rủi ro không còn sức tồn chứa. Kể cả việc đưa hàng đi gửi kho do hệ thống kho trên thị trường hầu như đã đầy. Dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy.
UBND tỉnh Quảng Ngãi lo ngại tình hình dịch bệnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Có thể dẫn đến nhu cầu xăng dầu trong nước sụt giảm rất mạnh. Trong khi nguồn cung đã vượt khả năng tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong các tháng tới, nếu các đầu mối tiếp tục nhập khẩu; thì sẽ gây áp lực thừa cung rất lớn và gây tồn ứ xăng dầu trên diện rộng.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, hoạt động kinh doanh của BSR thuộc nhóm hưởng lợi nhất khi giá dầu dầu tăng vượt 70 USD/thùng, trong khi kế hoạch kinh doanh dựa trên giả định 45 USD/thùng. Công ty báo cáo doanh thu thuần tăng 54% lên 48.909 tỷ đồng. Và có lãi ròng 3.543 tỷ (trong khi nửa đầu năm ngoái lỗ 4.257 tỷ đồng).
Vì thế, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng quan tâm. Và xem xét cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu. Và hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.
>>>> Mời bạn đọc thêm nhiều tin tức kinh tế – đầu tư nhé.
Việt Nam phải nhập than, dầu ngày càng nhiều
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy xuất khẩu dầu thô ngày càng giảm, còn nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, Việt Nam có 2 nhà máy lọc dầu là Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, trong đó: Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm vận hành từ năm 2010; sử dụng nguồn nguyên liệu là dầu thô ngọt nhẹ trong nước từ mỏ Bạch Hổ phối trộn cùng dầu thô có tính chất tương tự nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nigeria,…
Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm vận hành từ cuối năm 2018. Sử dụng nguồn nguyên liệu là 100% dầu thô nặng nhập khẩu từ Kuwait. Trên cơ sở đặc thù của các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam nêu trên. Việt Nam là quốc gia vừa xuất khẩu và nhập khẩu dầu thô. Sản lượng xuất nhập khẩu dầu thô từ năm 2015 đến nay; cho thấy việc nhập khẩu dầu thô ngày càng nhiều. Lượng xuất khẩu dầu thô giảm nhanh chóng còn nhập khẩu tăng mạnh. Việc Việt Nam phải tăng cường nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu; sẽ giảm khả năng tự chủ về năng lượng của Việt Nam. Và tăng sự phụ thuộc vào các nền kinh tế khác.