Thanh long ruột đỏ của Sơn La được xuất sang thị trường Nga

Hưởng ứng chủ trương phát triển chuỗi liên kết trồng quả thanh long của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, vào những năm gần đây, nhiều hộ dân tại các xã như Chiềng Pha, Phổng Lái của huyện đã mạnh dạn đầu tư nhiều công sức, tiền của làm trụ trồng thanh long ruột đỏ để thay thế cho các cây ngô, cây lúa kém hiệu quả. Với cách làm này, thu nhập của người nông dân đã tăng lên qua từng năm, nhiều hộ gia đình đã có thể thu nhập vài trăm triệu mỗi năm. Thanh Long ruột đỏ ở đây còn được xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga.

Dự án phát triển thanh long ruột đỏ

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm thanh long ruột đỏ liên kết theo chuỗi giá trị được huyện Thuận Châu phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn (Sơn La) xây dựng và thực hiện từ năm 2018, với diện tích ban đầu là 4 ha. Đến nay, huyện Thuận Châu có khoảng 40 ha thanh long ruột đỏ, tập trung tại xã Chiềng Pha, Phổng Lái và một số ít tại xã Chiềng Ly, Mường É. Chi phí đầu tư 1 ha thanh long ruột đỏ gồm giống, trụ cột khoảng 150 triệu đồng.

Ngày 20/8, tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã diễn ra lễ thu hái và xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Liên bang Nga năm 2021. Thuận Châu là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả chất lượng cao.

Dự án phát triển thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột đỏ ở Sơn La

Những năm qua, huyện Thuận Châu đã phát triển được 3.600 ha cây ăn quả các loại. Trong đó, có 50 ha trồng thanh long ruột đỏ với 40 ha đã cho thu hoạch; tổng sản lượng năm 2021 ước đạt 440 tấn. Từ năm 2010, cây thanh long ruột đỏ được trồng thử nghiệm tại tỉnh Sơn La. Nó có khả năng thích nghi, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Đây cũng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; và dần thay thế diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả.

Thanh long được chọn xuất khẩu sang Nga

Là một trong những hộ tiên phong trồng thanh long ruột đỏ và có sản phẩm thanh long được chọn xuất khẩu. Ông Trần Văn Đồng ở bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái chia sẻ; từ khi gia đình ông chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng thanh long; ông thấy chi phí đầu tư ít hơn mà giá trị kinh tế hiệu quả cao hơn và đầu ra lại ổn định. Do đó, gia đình ông rất yên tâm; và đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng thanh long.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, huyện Thuận Châu sẽ phát triển thêm diện tích thanh long ruột đỏ lên từ 150-200 ha. Sản phẩm quả thanh long trồng trên địa bàn huyện Thuận Châu có kích thước đồng đều, mẫu mã đẹp. Có chất lượng đảm bảo, an toàn, trọng lượng đạt từ 500-800 gram/quả và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thanh long được chọn xuất khẩu sang Nga
Người dân thi nhau trồng thanh long ruột đỏ

Chủ trương của Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết; để triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản thích ứng với thị trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, địa phương đã tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

Đồng thời, huyện cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu; và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp; nhà phân phối tại thị trường trong và ngoài nước. Việc xuất khẩu thanh long của huyện Thuận Châu sang thị trường Liên bang Nga; sẽ góp phần nâng cao giá trị, ổn định đầu ra và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La nói chung; và huyện vùng cao Thuận Châu nói riêng.

Thị trường hàng hóa, nông sản không ngừng phát triển và thay đổi, xem nhiều thông tin hơn tại detalab.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *