Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 ở tại một số địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội…, thì những trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu như là khẩu trang y tế, bộ bảo hộ y tế, nước sát khuẩn,… phục vụ cho công tác phòng và chống dịch đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thế nhưng, sau một thời gian tạm lắng xuống, thì tình trạng sản xuất, kinh doanh trang thiết bị, vật tư y tế không rõ nguồn gốc và xuất xứ, lại tiếp tục “nóng” trở lại. Mới đây TP. HCM đã bắt được một lô hàng không rõ xuất xứ, cùng detalab tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Thiết bị y tế không rõ nguồn gốc bị bán ra ngoài
Một số đối tượng đã bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của người dân, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch như: bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội, công an, lực lượng làm nhiệm vụ phục vụ công tác cách ly tập trung,… để tiếp tục thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thực tế đã không ít các vụ việc bị lực phát hiện, triệt phá.
Ngoài một lượng lớn các loại máy tạo oxy, đồng hồ đo áp suất khí ôxy, lực lượng quản lý thị trường TP. HCM còn phát hiện trên xe vận chuyển gần 150.000 găng tay cao su có dấu hiệu đã qua sử dụng… Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thị trường ngày 19/8, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện phương tiện đang dừng đỗ tại địa điểm số 428/32 Quốc Lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP HCM có nhiều dấu hiệu khả nghi.
Ngay sau đó, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã phối hợp với Công an Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Thực hiện quyết định khám theo thủ tục hành chính đối với xe ô tô vận tải hàng hóa biển kiểm soát số 29H-373.87. Phương tiện do ông H.V.Toản, là người miền Bắc điều khiển.
TP. HCM thu giữ lô hàng y tế không rõ nguồn gốc
Tại thời điểm kiểm tra, ông Toản trình bày là tài xế làm thuê cho chủ ngoài miền Bắc. Ông được giao chở chuyến hàng từ Hà Nội vào TP.HCM. Địa điểm phương tiện dừng đỗ là địa điểm được báo xuống hàng và có chủ đến nhận. Theo ông Toản, do ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động vận tải khó khăn. Vì vậy chủ của ông đã nhận chở các loại hàng cho nhiều đối tượng khác nhau thông qua trung gian nên không biết mặt.
Tại thời điểm bị kiểm tra, ông Toản đã liên hệ về đơn vị để tìm chủ sở hữu các lô hàng đến nhận và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hàng hóa. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã xác minh và được biết lô hàng do ông Toản vận chuyển thuộc sở hữu của hai chủ hàng hóa khác nhau. Các chủ sở hữu đã đến nhận hàng và chấp hành quá trình kiểm tra.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông N.Q.Phước thừa nhận là chủ sở hữu của 53 kiện hàng; với tổng cộng 2.767 đơn vị sản phẩm là máy tạo oxy và đồng hồ đo áp suất khí oxy. Lô hàng được ông Phước tìm mua thu gom từ nhiều nguồn trôi nổi trên thị trường trong nước ở các tỉnh miền Bắc; với mục đích kinh doanh kiếm lời cho khách hàng có nhu cầu.
Kiểm tra chi tiết hàng hóa thuộc sở hữu của ông Phước, lực lượng chức năng phát hiện lô hàng do Trung Quốc sản xuất, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.
Xử lý theo pháp luật hành vi bán hàng không rõ xuất xứ
Chủ lô hàng không xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp. Chủ sở hữu của 165 kiện hàng còn lại là ông P.T Nghĩa. Ông Nghĩa khai nhận lô hàng được mua gom từ nhiều nguồn trôi nổi trên thị trường thuộc các tỉnh miền Bắc; toàn bộ hàng đều do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định.
Kiểm tra thực tế chi tiết hàng hóa thuộc sở hữu của ông Nghĩa; lực lượng chức năng ghi nhận 148.000 sản phẩm là đồ bảo hộ; không nhãn hiệu và găng tay cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số găng tay được đựng trong các bao bì bằng nylon; không có bất kỳ thông tin thể hiện tên, địa chỉ nhà sản xuất/chịu trách nhiệm về hàng hóa. Đặc biệt, số găng tay có dấu hiệu đã qua sử dụng.
Kiểm tra địa điểm phương tiện vi phạm dừng đỗ để chờ xuống hàng là trụ sở công ty TNHH Katoji Pharma; do ông T.V.Biên là Giám đốc đại diện theo pháp luật; phát hiện mặt hàng khẩu trang vải không dệt có logo của nhãn hiệu Chanel. Khẩu trang do Trung Quốc sản xuất, không hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa; và có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng giá trị là 12.000.000 đồng. Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để thẩm tra, xác minh; và xử lý theo đúng quy định pháp luật.