Volchek cấy nhiều chip nhỏ dưới da để giúp cuộc sống thuận tiện hơn

Alexander Volchik là một bác sĩ sản khoa đến từ Novosibirsk (Nga) được giới truyền thông gọi là “Doctor Chip” sau khi anh cấy một số chip nhỏ dưới da để cuộc sống thoải mái hơn. Volchek gần đây đã gây chú ý ở Nga sau khi thông báo rằng anh ấy đã cấy một con chip thẻ ngân hàng vào cánh tay của mình, anh ấy hy vọng sẽ giúp thanh toán mọi thứ bằng cách vuốt lòng bàn tay thay vì thẻ tín dụng. Nhưng đây chỉ là sự bổ sung mới nhất cho Doctor Chip, một số con chip anh đã cấy từ ​​năm 2014.

Alexander Volchik được giới truyền thông gọi là “Doctor Chip”

Theo OddityCentral, bác sĩ Volchek thông báo đã cấy chip thẻ ngân hàng vào cánh tay. Để thanh toán tiền bằng cách vuốt lòng bàn tay thay vì cà thẻ. Việc cấy ghép chip thẻ ngân hàng từng được thực hiện nhiều lần ở Nga nhưng đều thất bại. Nên Volchek hy vọng ông sẽ là người đầu tiên trong lịch sử Nga cấy thành công. Dù vậy, đây chỉ là một trong vô số lần bác sĩ Volchek thực hiện ghép chip vào cơ thể, lần đầu tiên vào năm 2014.

Alexander Volchik được giới truyền thông gọi là "Doctor Chip"
Vô số lần bác sĩ Volchek thực hiện ghép chip vào cơ thể

Ông biết về công nghệ này cách nay gần 10 năm qua một bài báo. Và hiểu rõ những bộ phận cấy ghép đã được dùng trong thú y từ giữa những năm 2000. Nhưng ý tưởng đưa chip vào cơ thể người vẫn còn mới lạ vào thời điểm đó. Khi hay tin những con chip như vậy đang được sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc; ông bắt đầu tò mò. Không lâu sau đó, ông quyết định tự mình thử nghiệm công nghệ này.

Truyền thông Nga bắt đầu đưa tin về Doctor Chip vào năm 2017. Lúc đó ông đã cấy hàng loạt chip thay thế thẻ liên lạc nội bộ; thẻ ra vào bệnh viện, thẻ lưu trữ thông tin liên lạc. Cho phép ông chia sẻ với bất kỳ chiếc smartphone nào nhờ công nghệ NFC (kết nối trường gần). Thậm chí ông còn gắn chip lưu lại tất cả mật khẩu của mình mà không cần mã hóa.

Con chip có kích thước chỉ bé bằng hạt gạo

Công ty phân phối bán lẻ 32market.com tại bang Wisconsin (Mỹ) vừa giới thiệu cho nhân viên chương trình không bắt buộc: cấy microchip nhận dạng phổ sóng vô tuyến cấy vào người (RFID). Theo kênh truyền hình KSTP-TV, ít nhất 50 nhân viên thuộc công ty kỹ thuật này sẽ được cấy microchip vào vị trí vùng da giữa ngón cái và ngón trỏ trên bàn tay phải. Kích thước của loại chip này chỉ bằng một hạt gạo và dễ dàng được cấy ghép vào da người “chỉ trong vòng vài giây”.

Miếng chip nhỏ xinh này cho phép nhân viên vẫy tay qua máy quét; mở cửa tự động và có thể làm đơn giản hóa thủ tục trả tiền. Theo cuốn sách giới thiệu của công ty, công nghệ RFID sẽ được áp dụng trong việc vận hành mọi thứ. Từ việc mở cửa, sử dụng máy photocopy, đăng nhập vào máy tính công ty; mở khóa điện thoại, chia sẻ danh thiếp, lưu trữ hồ sơ sức khỏe/y tế cá nhân. Công ty kết luận kỹ thuật này một ngày nào đó sẽ được tiêu chuẩn hóa, cho phép bạn dùng nó như hộ chiếu; thẻ đi lại trên các phương tiện công cộng và thẻ mua hàng.

Cấy chip dưới da để không lo mất giấy tờ

Cấy chip dưới da để không lo mất giấy tờ
Volchek đã trở thành người quảng bá cho “body-hacking”

Volchek giải thích nguyên nhân đằng sau việc cấy chip: “Lúc đi làm, bạn cần rút ví; lấy thẻ, dùng thẻ, cất vào, cố gắng không làm mất. Điều này rất quan trọng vì vợ tôi đã gắn chip sau khi mất 4 tấm thẻ. Thay vào đó, bạn có thể đưa tay trước máy quét. Bạn sẽ không cảm thấy cơ sở hạ tầng xung quanh mình. Cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”. Trong những năm qua, từ một người tiên phong cấy ghép chip. Volchek đã trở thành người quảng bá cho “body-hacking” – ám chỉ những người đưa thiết bị công nghệ vào cơ thể để cải thiện cuộc sống.

Ông thực hiện thủ thuật cấy ghép cho hơn 200 người khác, bao gồm cả vợ ông. Ông chỉ lấy làm tiếc rằng công nghệ không phát triển nhanh hơn. 4 năm trước, ông từng hứng thú với việc thử nghiệm chip y tế được cấy dưới da để đo đường huyết. Công nghệ lúc đó chưa thể đáp ứng những gì ông muốn thực hiện. Không có gì khác ngoài việc nhận dạng và tận hưởng niềm vui.Bởi vì các thiết bị cấy ghép y tế vẫn chưa đạt đến mức thu nhỏ. Bà mức tiêu thụ năng lượng mong muốn để được sử dụng cấy chip trong thực tế”, Dr. Chip nói.

>>> Xem thêm chuyên mục ý tưởng công nghệ tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *