Những điều kiện để được kinh doanh chứng khoán phái sinh

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh cũng như thị trường chứng khoán phái sinh, trong đó các quy định điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận có đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán. Nghị định 158 đưa ra cũng nhằm tăng năng lực đối với tổ chức cấp dịch vụ thanh toán, bù trừ phái sinh. Tại nghị định lần này về chứng khoán phái sinh được đưa ra với rất nhiều quy định chi tiết hơn, chặt chẽ hơn.

Chính phủ ban hành nghị định về chứng khoán phái sinh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh; và thị trường chứng khoán phái sinh (Nghị định 158).

Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; trên cơ sở các quy định trong Luật Chứng khoán 2019 về các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Các quy định về mô hình và điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ; thanh toán chứng khoán phái sinh tại Nghị định số 42/2015/NĐ-CP; nghị định mới giữ nguyên các điều kiện cơ bản đối với các nghiệp vụ kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán.

Nghị định mới về chứng khoán phái sinh
Chính phủ ban hành nghị định về cấp phép kinh doanh chứng khoán phái sinh

Hay nói cách khác, các điều kiện về vốn, yêu cầu lợi nhuận; báo cáo tài chính, điều kiện về nhân sự, an toàn tài chính… đối với các tổ chức kinh doanh; cung cấp dịch vụ phái sinh vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành. Tuy nhiên, nhiều quy định chi tiết hơn, chặt chẽ hơn đã được bổ sung trong Nghị định 158/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, về điều kiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh quy định tại Điều 4; Nghị định 158 nêu rõ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.

Điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

1- Được cấp giấy phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

2- Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu.

3- Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán; theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán.

4- Đáp ứng điều kiện về nhân sự: Giám đốc (Tổng Giám đốc); Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 5 nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.

5- Có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật.

6- Không có lỗ trong 2 năm gần nhất.

7- Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán; và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét; (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6) phải là chấp nhận toàn phần.

Điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
Điều kiện để được kinh doanh chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

8- Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động; tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện cấp GCN đối với các công ty quản lý quỹ

Nghị định cũng quy định điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty quản lý quỹ gồm:

+ Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên.

+ Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ; và tối thiểu 5 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Bên cạnh đó có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *