Trung Quốc đang dần tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau trận đại dịch

Trong nửa đầu năm, GDP của Trung Quốc tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tốc độ tăng trưởng bình quân hai năm là 5,3%, nhanh hơn 0,3 điểm phần trăm so với quý đầu tiên. Dữ liệu trên cho thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã trở lại mức trước Covid-19.

Và trong quý II năm nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhiều tỉnh, thành phố ở nước Trung Quốc hơn quý I. Trong trường hợp điển hình như tại Trùng Khánh và Cát Lâm đều tăng 1,4%, Cam Túc và Thiên Tân lần lượt tăng 1,3% và 1,1%, Giang Tô là 6,9%,… Từ góc độ sức mạnh của cả hai đầu cung và cầu, nhu cầu sản xuất tiếp tục tăng trở lại trong nửa đầu năm, nền kinh tế hoạt động dần khởi sắc và ổn định. Mời bạn cùng với web detalab.com theo dõi qua bài viết sau nhé.

Về phía nguồn cung của Trung Quốc đang dần đi vào ổn định

Về phía nguồn cung, sự ổn định, tiến bộ trong sản xuất công – nông nghiệp. Và việc tăng trưởng tốt ở nhóm ngành dịch vụ; đã củng cố nền tảng cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Đặc biệt, ngành dược phẩm và điện tử đã có những thành tích cực kỳ ấn tượng. Giá trị sản xuất của ngành dược phẩm nước này tăng 80,4%; so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời tăng trưởng bình quân hai năm là 40%.

Về phía nguồn cung của Trung Quốc đang dần đi vào ổn định
Kinh tế Trung Quốc đang dần đi vào ổn định

Đầu tư và tiêu dùng ở Trung Quốc đang dần tăng mạnh

Về phía cầu, đầu tư và tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh. Cơ cấu xuất khẩu được tối ưu hóa và thị trường bán lẻ, hàng tiêu dùng đang dần trở lại mức bình thường của các năm. Doanh số bán lẻ đồ trang sức và thiết bị truyền thông đều tăng gấp đôi.

Hoạt động ngoại thương trong nửa đầu năm của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đạt mức tăng trưởng dương 13 tháng liên tiếp. Điều này cũng được phản ánh qua số liệu ngoại thương của các tỉnh. Điển hình, việc xuất khẩu của Sơn Đông sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc đã tăng hơn 30%.

Tuy vậy, trong tình hình diễn biến căng thẳng của đại dịch Covid-19. Vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố không chắc chắn trong hoạt động ngoại thương của Trung Quốc.

Đại diện Sở Thương mại tỉnh Sơn Đông cho biết, các công ty thương mại nước ngoài đang chịu nhiều áp lực do giá nguyên liệu đầu vào tăng, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ biến động; và giá vận chuyển không ngừng tăng cao đã kìm hãm lợi nhuận của một số công ty. Nếu không ký kết được các đơn hàng xuất khẩu mới; thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu sẽ sụt giảm nhanh chóng vào nửa cuối năm. Trong tương lai, xuất khẩu của nước này sẽ gặp nhiều áp lực lớn.

Đầu tư và tiêu dùng ở Trung Quốc đang dần tăng mạnh 
Thị trường kinh tế đang dần trở lại mức bình thường của các năm

Trung Quốc quyết giành vị thế thống trị thị trường từ Singapore

Doanh số bán nhiên liệu hàng hải của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua. Quốc gia này cũng đang nỗ lực thu hút tàu đến các cảng của các nền kinh tế lớn lân cận như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo Bloomberg, Singapore hiện vẫn dẫn đầu với tư cách nhà cung cấp nhiên liệu hàng hải chủ lực ở châu Á – lĩnh vực trị giá hơn 30 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc đang tăng tốc để giành vị thế này.

Một số nhà máy lọc dầu mới nhất và lớn nhất Trung Quốc đang được gấp rút xây dựng tại cảng Chu San, nằm trên một quần đảo ở phía nam Thượng Hải. Chính phủ nước này cũng đang áp dụng các biện pháp thuế để nhiên liệu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn.

Jayendu Krishna, Giám đốc tại Drewry Maritime Advisors, cho biết: “Singapore có lợi thế hơn các cảng ở châu Á về mọi mặt. Tuy nhiên các cảng khác đang dần đuổi kịp. Cảng Chu San chắc chắn sẽ thu hút được nhiều tàu từ các cảng khác ở Đông Bắc Á”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *