Tỷ phú Trung Quốc bị Mỹ buộc tội trốn thuế vì ngụy tạo các lô hàng nhôm

6 công ty liên quan đến tỷ phú Trung Quốc Liu Zhongtian đã bị Hoa Kỳ cáo buộc gian lận trong việc sản xuất hàng nhôm để trốn 1,8 tỷ USD thuế quan.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, hai công ty có trụ sở tại California mà ông Liu kiểm soát đã mua nhôm để định hình thành các pallet đó là một cấu trúc phẳng dùng để bảo đảm hàng hóa không bị áp thuế chống bán phá giá và cất giữ trong kho cũng do ông Liu kiểm soát. Trong một tuyên bố đưa ra ngày hôm qua (23/8), Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết ông Lưu đã lên kế hoạch bán khống nhôm để tăng giá trị của công ty Zhongwang, là nhà sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Quốc và cũng là nhà sản xuất nhôm xây dựng.

Mỹ kết tội 6 công ty của tỉ phú Zhongtian trốn thuế

Vì không có thị trường cho các pallet, ông Liu và Zhongwang đã dàn xếp xây dựng và mua lại các cơ sở nấu chảy nhôm để định hình lại các thanh nhôm thành pallet có giá trị thương mại, theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Mỹ kết tội 6 công ty của tỉ phú Zhongtian trốn thuế 
Tỷ phú nhôm Trung Quốc Liu Zhongtian

Zhongwang hiện vẫn chưa có bình luận gì về phán quyết này. Sáu công ty dự kiến sẽ bị xét xử vào ngày 13/12. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, ông Liu và Zhongwang cũng bị Mỹ buộc tội nhưng họ vẫn chưa xuất hiện tại tòa. Khi các cáo buộc được đệ trình năm 2019, Zhongwang đã phủ nhận mọi hành vi sai trái và cho rằng họ tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Trung Quốc và nước ngoài. Cả Zhongwang lẫn ông Liu đều không nhận được bất kỳ thủ tục pháp lý nào.

Các tập đoàn lớn của Trung Quốc bị trừng phạt, nhà đầu tư dè chừng

Theo Nikkei Asian Review, khi chính quyền Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân, giới đầu tư quốc tế buộc phải cân nhắc lại về chiến lược của mình. Những quy định nghiêm ngặt của Bắc Kinh; có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng với nhà kinh tế đầu tư.

Giáng đòn hàng loạt

Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD; sau cuộc điều tra chống độc quyền của Bắc Kinh. Những công ty khác – bao gồm Tencent và Pinduoduo – bị buộc tội vì các hành vi phản cạnh tranh.

Didi – hãng gọi xe được SoftBank rót vốn – từng giành thế thống trị tuyệt đối tại thị trường gọi xe Trung Quốc. Hãng chiến thắng cuộc đua giảm giá khốc liệt. Và thành công mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại Trung Quốc.

Các tập đoàn lớn của Trung Quốc bị trừng phạt, nhà đầu tư dè chừng
Những tập đoàn lớn của Trung Quốc bị trừng phạt

Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã ngăn công ty đăng ký khách hàng và tài xế mới. Ứng dụng của Didi cũng bị xóa khỏi những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh. Gã khổng lồ gọi xe bị cáo buộc thu thập. Và xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp. Vụ điều tra diễn ra ngay sau khi Didi IPO thành công trên sàn chứng khoán Mỹ.

Nhà đầu tư e ngại

Ngày càng nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc các đòn giáng lên doanh nghiệp sẽ mở rộng hơn nữa. Những ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe và bất động sản có thể là mục tiêu tiếp theo của các cơ quan quản lý. Theo Nikkei Asian Review, đó là những lĩnh vực nhận được nhiều mối quan tâm của dư luận.

Các doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận đã trở thành mục tiêu của Bắc Kinh. Do đó, nhà đầu tư nên đánh giá lại “tính đúng đắn” của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giới đầu tư cũng lo ngại về những tác động đối với các doanh nhân. Và nhà sáng lập doanh nghiệp. Họ có thể tìm đến những kế hoạch kinh doanh ít tham vọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *